TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 37

TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. Empty
Bài gửiTiêu đề: TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.   TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. EmptyFri Sep 11, 2009 11:52 am

TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác ở Châu Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo Trung hoa. Nho giáo đề cao vai trò người đàn ông. Do đó, ở nhiều nước, đàn bà bị đẩy ra khỏi chính quyền, ra khỏi văn học chính thống, khỏi vũ và một phần ra khỏi vai trò chỉ đạo trong thờ cúng tổ tiên…Đàn bà chỉ chủ tế việc thờ cúng khi không có đàn ông, con trai.Tuy nhiên, một điều đặc biệt là, ở Việt Nam, nữ giới không bị xem thường như ở nhiều nước khác, thậm chí họ còn được tôn trọng trong gia đình, ngoài xã hội. Sự tôn trọng dành cho nữ giới còn được người dân Việt đưa vào cả trong đời sống tâm linh của họ.Có thể thấy,trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của dân Việt “nữ giới là đối tượng được tôn thờ và làm chủ thế giới siêu nhiên”(1).

Để thấy được tính trội của yếu tố nữ trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam, chúng tôi tiến hành xem xét,so sánh với việc thờ nữ thần trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của một số nơi trên thế giới và với việc thờ nam thần trong chính hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng của nước này.

1. Việc thờ yếu tố nữ trong hệ thống tôn giáo tín ngưỡng trên thế giới và Việt Nam.
Thực ra, việc thờ Nữ thần, thờ Mẫu không chỉ có ở Việt Nam mà nó là hiện tượng phổ biến trong tín ngưỡng của nhân loại ngay từ thời kỳ thị tộc Mẫu hệ. Song, trong quá trình phát triển của lịch sử, chế độ phụ hệ thay thế dần chế độ mẫu hệ, và hơn nữa dưới chế độ phong kiến khắt khe thì yếu tố nữ trong tín ngưỡng dần mất đi. Rất nhiều nơi ở Châu Âu là như vậy, khi có một thời trước đây, các nữ thần được tôn thờ thì sau này các nam thần đã dần thay thế. Đặc biệt, khi các tôn giáo độc thần như Kito giáo, Hồi giáo…ra đời, không chỉ có tín ngưỡng thờ nữ thần mà còn có rất nhiều tín ngưỡng dân gian khác bị xóa bỏ. Nhiều tín đồ ở Châu Âu hay Trung Cận Đông chỉ duy nhất thờ Chúa hay thánh Ala mà thôi…Trong khi đó, ở Việt Nam, việc thờ nữ thần, thờ Mẫu vẫn tồn tại và phát triển với tính chất xuyên thời gian. Ngay cả khi các tôn giáo lớn như Phật giáo, Kito giáo, Hồi giáo…du nhập vào, việc thờ nữ thần vẫn khẳng định sức sống lâu dài của mình. Bản thân nó phát triển tới mức người ta cho rằng ở Việt Nam có một Đạo Mẫu. Không những thế tâm thức dân gian tôn thờ yếu tố nữ của người Việt còn thẩm thấu vào cả các tôn giáo ngoại lai, làm cho các tôn giáo này khác với bản thân nó tại nơi nó xuất hiện.

Từ Bắc tới Nam ở Việt Nam, đâu đâu cũng có nơi thờ Nữ thần: Phật bà, Thánh Mẫu…Đền thờ Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), bà chúa Liễu ở phủ Tây hồ (Hà Nội), bà Chúa Đen(Tây Ninh), bà Chúa Xứ (An Giang) là những nơi thu hút nhiều người không phải chỉ có giới nữ. Nhiều nơi như đình chùa, miếu, điện, thánh thất, nhà thờ là nơi chốn hương hoa, oản quả nhằm thờ phụng những bậc thánh thần, tiên Phật của giới nữ. Có thể nói, không ở đâu thần thánh mang dạng nữ lại phong phú đa dạng như ở Việt nam.Sự đa dạng phong phú về nguồn gốc xuất thân,về vai trò cụ thể của từng vị nữ được thờ phụng nó phản ánh nhu cầu nhiều vẻ của người phụ nữ ở thế giới hiện hữu. Có Mẫu là nhiên thần, có Mẫu là nhân thần, có Mẫu tạo dựng nên giống nòi, lại có Mẫu có công dựng nước; có Mẫu xuất hiện từ huyền thoại nhưng lại có Mẫu là con người lịch sử cụ thể. Có Mẫu xuất thân từ gia đình quyền quí, có Mẫu được tôn vinh chỉ là người bình dân nghèo khổ, Mẫu thì lo đuổi giặc giúp dân, có Mẫu lại chăm lo mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Phải chăng sự hiện diện của nữ thần mọi nơi làm cho con người an tâm như sự có mặt của người phụ nữ trong gia đình và xã hội?

2. Việc thờ yếu tố nữ trong tương quan với việc thờ yếu tố nam trong hệ thống tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam.
Như đã nói ở trên, người Việt Nam rất coi trọng người mẹ, người phụ nữ, điều này thấm nhuần cả vào tín ngưỡng của họ. Khi các tôn giáo lớn du nhập vào, tình cảm đó vẫn không mất đi, nó tiếp tục ảnh hưởng tới các tôn giáo này. Ngược lại, các tôn giáo muốn ăn sâu bám rễ ở mảnh đất vốn đã có bề dày văn hóa, buộc nó phải tiếp thu và dung hòa với một số yếu tố của văn hóa bản địa như thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, trong đó có cả việc tôn thờ các yếu tố nữ.

Ở Việt Nam, “dưới con mắt của một số tín đồ Thiên chúa giáo và Phật giáo thì Đức Bà Maria và Phật bà Quan Âm có khi còn gần gũi, thân thiết và quan trọng hơn cả Chúa Giêsu và phật Thích Ca Mầu Ni”(2). Thật vậy, “trong một rừng biểu tượng Phật giáo nào bộ ba Tam Thân, Tam Thế, nào Thích ca, nào Di Đà, nào Văn Thù, nào Phổ Hiền…rối trí nhớ tín đồ, thì chỉ một bà được nhân dân kính nhớ nhất : đó là Quan Âm”(3). “Trong Phật điện Việt Nam, có cả tượng Quan Âm nam tính và tượng Quan Âm nữ tính. Nhưng dân gian chỉ biết bà Quan Âm. Bà át cả ông, đến nỗi có nhà nghiên cứu viết về Phật giáo quên cả sự tồn tại của Quan Âm nam tính thực tế tồn tại trong Phật điện Việt Nam”(4)

Các tôn giáo từ Thiên Chúa giáo đến Khổng giáo và đặc biệt là Hồi giáo vốn coi thường người phụ nữ nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã phải thay đổi ít nhiều cho phù hợp với vai trò của người phụ nữ và sự nhìn nhận đánh giá của xã hội đối với họ..

Hồi giáo- một tôn giáo hình thành ở Trung Đông có lẽ là tôn giáo đánh giá thấp nhất vai trò của người phụ nữ . Rất nhiều tôn giáo trong những chừng mực khác nhau đều coi phụ nữ là một thực thể không hoàn hảo nhưng không có tôn giáo nào như Hồi giáo, ý niệm này lại biểu hiện rõ như vậy. Chính kinh Coran đã viết “Đàn bà chỉ là quần áo của đàn ông”, “đàn bà là thửa ruộng để khai khẩn”, “đàn ông cao hơn đàn bà về nguồn gốc”. Phụ nữ Hồi giáo ra đường phải mặc áo dài, trùm mạng che mặt, không được tự ý tiếp xúc với đàn ông, phải giữ trinh tiết đén khi lấy chồng, không được phép ngoại tình, không được chủ động trong li hôn…Nếu làm trái với những qui định đó sẽ bị xử lý rất nặng theo luật Hồi giáo, có khi phải tử hình…Thế nhưng Hôi giáo vào Việt Nam thì lại khác. Nếu như Hồi giáo chính thống rất coi thường người phụ nữ thì Hồi giáo ở Việt Nam (cụ thể là ở Ninh Thuận, Bình Thuận) lại ngược lại. Mặc dù các tín đồ Hồi giáo ở hai tỉnh này có những quan niệm sai lệch so với những quan niệm của Hồi giáo chính thống nhưng điều đó lại thể hiện rằng yếu tố nữ trong Hồi giáo ở đây rất sâu đậm, vai trò của người phụ nữ được đề cao. Chẳng hạn, họ đặt Môhamét ngang hàng với các tiên nữ, coi Mecca là thiên đàng của các nữ thần…Phụ nữ Hồi giáo có quyền đến Thánh đường như đàn ông. Không những thế, họ còn là người quyết định về vật chất trong những buổi lễ. Phụ nữ Hồi giáo ở Ninh Thuận, Bình Thuận không phải cấm cung, không phải trùm khăn che mạng khi đi ra đường. Thậm chí, phụ nữ có quyền đi hỏi và cưới chồng. Người chồng phải ở rể và phải chịu phụ thuộc vào vợ và bố mẹ vợ. Một số phong tục của Hồi giáo chính thống khi vào người Chăm cũng có sự thay đổi. Trong xã hội Hồi giáo, lễ cắt da qui đầu (Khotan), một nghi thức chuyển tiếp sang tuổi hôn nhân của các thiếu niên là một phong tục được tôn trọng triệt để. Song, đối với người Chăm Bàni, mặc dù vẫn coi trọng lễ cắt da qui đầu cho con trai (Khotan) nhưng lễ Kharơl cắt tóc nhập đạo cho các thiếu nữ cùng độ tuổi lại quan trọng hơn. Các gia đình Chăm Bàni thường tổ chức trọng thể lễ Karơl, trong khi nghi thức lễ Khotan chỉ được thực hiện một cách tượng trưng. Lễ Karơl được tổ chức với ý nghĩa trọng thể hơn lễ Khotan là thể hiện vai trò của người phụ nữ trong xã hội của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Mặt khác, nó cho thấy, xã hội mẫu hệ Chăm đã có tác động nhất định trong quá trình địa phương hóa Hồi giáo, một tôn giáo không đề cao vai trò nữ giới.

Đạo giáo từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam từ rất sớm. Người ta cho rằng, việc thờ Mẫu ở Việt Nam chính là nơi Đạo giáo biểu lộ ảnh hưởng nhiều nhất, việc thờ Mẫu cũng chính là biểu hiện của Đạo giáo Việt Nam. Tuy nhiên, ta lại thấy có một sự khác biệt lớn giữa Đạo giáo Trung Hoa và Đạo giáo Việt Nam. Nếu như thiên đình Đạo giáo Trung Hoa hầu như chỉ có đàn ông và do đàn ông làm chủ thì ngược lại thiên đình Đạo giáo Việt Nam lại do nữ giới làm chủ. Cái nhìn của nhân dân đối với họ là cái nhìn của con đối với mẹ. Họ là các bà mẹ thánh, các thánh Mẫu.Thế giới của Đạo giáo Trung hoa là thế giới của triều đình quân chủ, thế giới của Đạo giáo Việt Nam là thế giới của gia đình Việt Nam, tên gọi tục thờ Mẫu là điển hình.Cai quản miền trời là mẫu Thượng thiên, miền rừng núi là Mẫu Thương ngàn,miền sông nước là mẫu thoải và miền đất là Mẫu địa phủ. Mặc dù điện thần thờ Mẫu được kết cấu theo hai dòng cân đối: một bên là nam thần và một bên là nữ thần nhưng trung tâm của điện thần này bao giờ cũng là các Mẫu.Trong khi đó, trong Đạo giáo Trung Hoa, Ngọc Hoàng, Đế Thích, Thiên Tướng, thiên Phủ chí tôn là những người cai quản trên trời; nhạc phủ ngũ thần vương là năm ông vua cai quản năm ngọn núi nổi tiếng nhất Trung Quốc; Địa phủ thập điện diêm la vương là mười vị thần cai quản mười điện tối tăm ở âm phủ; Trấn Động Đình bát đại Long vương là tám ông vua rồng cai quản hồ Động Đình; còn Nam Tào, Bắc Đẩu là hai vị thần cai quản hai khu vực trên trời theo thiên văn học Trung hoa. Nói tóm lại, những nhân vật trong Đạo giáo Trung hoa hầu hết là đàn ông.

Không chỉ trong các tôn giáo mà trong các tín ngưỡng tồn tại và phát triển ở Việt Nam yếu tố nữ cũng hết sức sâu đậm. Chẳng thế mà, trong khi tín ngưỡng phồn thực của nhiều dân tộc trên thế giới chỉ thờ sinh thực khí nam thì tín ngưỡng phồn thực ở Việt nam không những thờ sinh thực khí nam mà còn thờ cả sinh thực khí nữ thậm chí có những nơi chỉ thờ sinh thực khí nữ không thờ sinh thực khí nam. Điều đó phản ánh tâm thức trọng âm,nữ, mẹ của người Việt trong việc nhìn nhận vai trò của người phụ nữ trong quá trình tái sản xuất ra con người. Còn nữa, trong tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc- một tín ngưỡng phổ biến ở nước ta- cũng có khá nhiều thần là phụ nữ. Theo một số nhà nghiên cứu hiện nay, cứ 1000 di tích lịch sử thờ các vị thần thì có 250 di tích thờ các vị thần là các nữ anh hùng dân tộc. Đối tượng là nữ thần cũng hết sức đa dạng và phong phú. Trước hết, đó là các vị nữ anh hùng kiệt xuất, tên tuổi, có công trạng so sánh ngang hàng với các vị nam (như Hai Bà trưng, Bà Triệu và các nữ tướng của các bà, như nguyên phi Ỷ Lan…) nhưng cũng có đối tượng thứ hai là các bà mẹ, người vợ của các vị anh hùng dân tộc…Điều này cho thấy, yếu tố nữ thể hiện khá rõ trong tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc và như thế là có sự hài hòa giữa yếu tố nam thần và nữ thần. Ngay cả mĩ tự để phong thần đôi khi cũng thể hiện sự cân bằng, hài hòa ấy. Chẳng hạn, dưới triều Tự Đức thứ 3 (1850) có qui định về cả mĩ tự phong thần để chỉ nam thần và nữ thần. Nếu nam thần được dùng chữ “Trác vì” (tuyệt tác, vĩ đại) thì nữ thần được dùng chữ “trang huy” (huy hoàng, sáng đẹp)…

3. Tính trội của yếu tố nữ trong hệ thống tôn giáo Việt Nam có thể giải thích từ nhiều nguyên nhân sau đây:
Đã từ lâu, yếu tố âm- đất- mẹ đã được người Việt Nam quan niệm tượng trưng cho ý thức cộng đồng. Người mẹ còn là biểu tượng của ước vọng phong đăng, phồn thực, đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa kết trái, sự trường tồn của giống nòi, tấm lòng bao dung của lòng đất.

Mặt khác, người phụ nữ ở Việt Nam còn có vai trò to lớn trong gia đình và xã hội. Người phụ nữ vừa lo hầu hết các công việc đồng áng lại là người giữ tay hòm chìa khóa, nuôi dạy con cái. Chẳng thế mà trong dân gian vẫn có câu “con dại cái mang”, “con hư tại mẹ cháu hư tại bà” hay “của chồng công vợ”…Không những thế, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử chống giặc ngoại xâm, người phụ nữ còn có vai trò to lớn hơn vì họ không chỉ là người thay chồng nuôi con ở hậu phương mà còn trực tiếp cùng nam giới tham gia trận mạc và lập nhiều chiến công hiển hách được muôn đời ngợi ca.

Ngoài ra, chế độ mẫu quyền ở nước ta kéo dài và dai dẳng, có một số nơi đến ngày nay chế độ này vẫn chưa kết thúc(chẳng hạn như trong cộng đồng người Hồi giáo ở Ninh Thuận, Bình Thuận). Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các tôn giáo khi nhập vào Việt Nam. Có những dân tộc mặc dù đã thiết lập chế độ phụ quyền từ lâu nhưng vẫn giữ truyền thống “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, thậm chí còn “lệnh ông không bằng cồng bà”…

Như vậy, qua đây chúng ta thấy, yếu tố âm, yếu tố nữ được thể hiện nhiều hình, nhiều vẻ trong hệ thống tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam. Có khi họ là nhiên thần: là mẹ đất, mẹ rừng, mẹ biển, mẹ của sự sinh sôi nảy nở; nhưng có khi họ là những con người có thật trong lịch sử... Song dù là nhiên thần hay nhân thần thì tất cả họ đều được nh ân dân ở mọi miền đất nước tôn kính thờ phụng. Ngày nay, đi bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta cũng bắt gặp những nơi thờ các vị thần thuộc giới nữ. Ngay cả trong các chùa là nơi thờ Phật, người dân Việt cũng không quên dành một gian nhỏ để thờ Mẫu. Tất cả điều này đã tạo nên một bức tranh tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam đậm yếu tố nữ. Và đó cũng chính là một đặc điểm nổi bật của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam, khác với rất nhiều nước trên thế giới.

--------------------------------------------

Chú thích:

(1) Phan Ngọc- Bản sắc văn hóa Việt Nam- Trang 345

(2) Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Khoa học về tôn giáo và tín ngưỡng- Trang 71.

(3) Đặng Nghiêm Vạn- Về tín ngưỡng tôn giáo việt Nam hiện nay-trang 212.

(4)Đặng Nghiêm Vạn- Về tín ngưỡng tôn giáo việt Nam hiện nay-trang 213.

Nguồn: Khoa Việt Nam học,ĐHSP Hà Nội


Được sửa bởi Cát Bụi ngày Wed Dec 08, 2010 4:57 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
khanh nhi
Member 3
Member 3
khanh nhi


Tổng số bài gửi : 42
Join date : 13/05/2010
Age : 34
Đến từ : Phú Yên

TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.   TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. EmptyTue May 25, 2010 11:55 am

cho Nhi hỏi : Tại sao người Việt Nam thờ mẫu nhưng lại trọng nam còn ở phương Tây người ta thờ người đàn ông nhưng có vẻ như ưu tiên phụ nữ hơn ,chẳng hạn khi nói câu "lady and gentlement" người phụ nữ được đưa lên đầu và còn có câu "lady first"(ưu tiên phụ nữ trước).
Như vậy thì tư tưởng "trọng nam khinh nữ" có từ bao giờ ?
Về Đầu Trang Go down
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 37

TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.   TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. EmptyTue May 25, 2010 2:00 pm

Tín ngưỡng thờ mẫu là nét văn hóa của Việt Nam - Đông Nam Á (trên cơ tầng văn hóa bản địa, chưa giao lưu với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ) gắn với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Vào khoảng thiên niên kỉ 2 trước Công nguyên, văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á bắt đầu giao thoa với văn hóa Trung Hoa. Cũng từ đây, Nho giáo và học thuyết Nho giáo được truyền vào Việt Nam.

Nho giáo ra đời ở Trung Quốc từ hơn một ngàn năm trước Công Nguyên, nhưng chỉ đến khi có vai trò của Khổng Tử thì nó mới trở thành một hệ thống. Đó là một học thuyết chính trị chủ trương con người sống phải có trách nhiệm, thương yêu con người.
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công.

Như trong phần đầu của bài viết đã nêu, Nho giáo đề cao vai trò của đàn ông, thuyết về người quân tử xoay quanh người đàn ông, là người “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Bạn hỏi ở Việt Nam thờ mẫu nhưng lại trọng nam, đó là điều dễ giải thích. Vì tín ngưỡng thờ mẫu có từ lâu đời, trước khi giao lưu với văn hóa Trung Hoa. Khi văn hóa Trung Hoa du nhập vào nước ta (Nho giáo) thì mới có việc trọng nam khinh nữ. Trung Hoa nhiều lần tiến hành đồng hóa nước ta về mặt văn hóa, nhưng gốc văn hóa của họ là du mục, dân ta đã đấu tranh và không bị đồng hóa. Như vậy, tín ngưỡng thờ mẫu và nhiều nét văn hóa khác là bản sắc dân tộc, ta vẫn giữ được. Vì thế, ở nước ta vừa có trọng nam khinh nữ, vừa có những tín ngưỡng thờ mẫu từ buổi đầu nguyên khai.

Ở phương Tây, việc phân biệt nam nữ là không rõ ràng. Từ ngày xưa, các đế quốc La Mã – Hi Lạp nổi tiếng quân phiệt quân chủ, nhưng họ cũng không quá phân biệt nam nữ.
“Người phụ nữ được đưa lên đầu, ưu tiên phụ nữ trước” chỉ là một sự “galăng” của đàn ông, sự tôn trọng phụ nữ, cái này ở Việt Nam ta cũng có, vì phụ nữ là phái yếu cần được bao bọc, che chở.
Ngày nay, vấn đề trọng nam khinh nữ không còn nhiều, hoặc không rõ ràng, nó chỉ còn tồn tại chủ yếu ở các quốc gia Hồi giáo, còn phân biệt đẳng cấp.

Vì thế khanhnhi cứ yên tâm, ít nhất là ở diễn đàn Việt Nam học, bạn sẽ không bao giờ bị bắt nạt. Very Happy

Trên đây là những hiểu biết ít ỏi của tôi, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người, đặc biệt là của tieugia_mv - một người hiểu biết khá nhiều về văn hóa truyền thống, nhất là về Nho giáo.

Thân mến!
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 35
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.   TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. EmptyTue May 25, 2010 5:23 pm

Vâng. Xin chân thành cảm ơn anh Cát Bụi đã quá khen.

Về vấn đề này cũng đơn giản. Trước hết chúng ta hãy xét đến gốc văn hóa. Việt Nam và các nước Đông Nam Á có cùng gốc văn hóa là văn hóa gốc nông nghiệp. Như bạn biết, trong nền văn hóa gốc nông nghiệp rất đề cao vai trò người phụ nữ. Điều này còn được khẳng định rõ trong tục ngữ, ca dao như "Lệnh ông không bằng còng bà", "ruộng sâu trâu nái không bằng con giái đầu lòng". Hoặc bạn cũng có thể thấy trong tín ngưỡng dân gian mà đặc biệt là tín ngưỡng thờ mẫu. Vì tính chất coi trọng phụ nữ như vậy nên trinh tiết người phụ nữ rất được xem trọng.

Còn Trung Hoa có gốc văn hóa là văn hóa gốc du mục. Cuộc sống du mục khiến cho vai trò của người đàn ông to lớn hơn. Vai trò của phụ nữ bị hạ thấp xuống. Người phụ nữ chỉ như một vật sở hữu của người đàn ông. Và dĩ nhiên, cũng giống như các vật sở hữu khác, họ có thể trở thành hàng hóa hoặc quà tặng. Cho nên gốc văn hóa của Trung Hoa không mấy coi trọng trinh tiết của người phụ nữ.

Như chúng ta đã biết thì Việt Nam và Trung Hoa có sự giao thoa văn hóa từ lâu đời. Dân Trung Hoa đồng hóa dân Việt một phần và ngược lại, người Trung Hoa cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ người Việt. Nhất là sau này khi Nho giáo hình thành, chuẩn mực đặt ra cho người phụ nữ chịu ảnh hưởng từ văn hóa gốc nông nghiệp, nhưng lại chỉ ảnh hưởng về vấn đề trinh tiết của người phụ nữ. Cho nên người phụ nữ phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến nước ta nên chúng ta tiếp thu những điều trên là điều dễ hiểu.

Còn như ở phương Tây, tôi nhất trí với ý kiến của anh Cát Bụi. Nếu bạn đã đọc các thần thoại của phương Tây, bạn sẽ thấy có một điều rất dễ nhận ra là các nam thần và nữ thần hết sức bình đẳng, không hề có sự phân biệt.

Thân ái. Chúc bạn vui khỏe.
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
Sponsored content





TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.   TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM. Empty

Về Đầu Trang Go down
 
TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
» CÁC DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT
» những lế hội trong tháng 8 âl
» VĂN HOÁ VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CNH-HĐH
» QUY TẮC VIẾT HOA TRONG TIẾNG VIỆT.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến