TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Văn hoá làng xã ở Quảng Bình

Go down 
Tác giảThông điệp
bietlamgiday_thatnghiep
New member
New member
avatar


Tổng số bài gửi : 1
Join date : 11/10/2009

Văn hoá làng xã ở Quảng Bình Empty
Bài gửiTiêu đề: Văn hoá làng xã ở Quảng Bình   Văn hoá làng xã ở Quảng Bình EmptyTue Oct 20, 2009 6:19 pm

1. Nhận xét chung
1.1. Như đã biết, địa danh là đối tượng nghiên cứu không chỉ riêng của ngành ngôn ngữ học mà còn của nhiều ngành khoa học khác như sử học, địa lý, khảo cổ, văn học,..Tuy nhiên, địa danh là một bộ phận đặc biệt của hệ thống từ vựng. Địa danh được dùng để đặt tên cho các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt của trái đất. Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển, địa danh luôn luôn chịu sự tác động của quy luật ngôn ngữ. Do đó, nghiên cứu địa danh nói chung, địa danh làng xã Quảng Bình nói riêng chính là nghiên cứu về cấu tạo, phương thức định danh, ý nghĩa của các yếu tố cũng như quy luật hình thành và biến đổi của địa danh; làm sáng tỏ mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại giữa địa danh với văn hóa, lịch sử, địa lý của vùng đất mà nó chào đời.
1.2. Quảng Bình là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng, là nơi phân chia, hội tụ của nhiều nền văn hóa. Do vậy, sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ, văn hóa của vùng đất này cũng diễn ra rất phong phú. Vì thế, việc nghiên cứu địa danh làng xã Quảng Bình sẽ góp phần làm sáng tỏ về lịch sử, dân cư, văn hóa của vùng đất Quảng Bình; góp phần làm sáng tỏ phương ngữ Quảng Bình, bổ sung nguồn cứ liệu cho việc nghiên cứu phương ngữ Trung nói riêng, tiếng Việt nói chung.
1.3. Việc nghiên cứu địa danh làng xã nói riêng, địa danh tỉnh Quảng Bình nói chung, cho đến nay, tuy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng cũng đã có đề cập chấm phá trong các công trình về địa lý, lịch sử từ xưa đến nay. Xưa nhất phải kể đến Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Ô Châu cận lục của Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn,…
Đến thế kỷ XX có các công trình Địa lí - lịch sử Quảng Bình của Lương Duy Tâm, Làng xã văn hóa Quảng Bình của Tạ Đình Nam, Địa chí Đồng Hới của Nguyễn Tú, Địa chí văn hóa miền biển Quảng Bình của Văn Lợi - Nguyễn Tú, Biên soạn địa danh văn hóa - lịch sử Quảng Bình phục vụ du lịch của Hoàng Tât Thắng,…
1.4. Cũng cần giới thuyết thêm về địa danh làng xã. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “ Làng xã là khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến”. Suốt nhiều thế kỉ, lànglà đơn vị tụ cư cổ truyền lâu đời ở nông thôn người Việt và là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nước quân chủ từ xa xưa. Từ thời Hùng Vương, làng được gọi là chạ tương đương với súc (của người Khơme), bản, mường ( của các dân tộc thiểu số phía bắc), buôn ( của các dân tộc thiểu số Tây nguyên). Làng của những người làm nghề chài lưới được gọi là vạn hay vạn chài.
Từ thời phong kiến, “ làng” là tên gọi Nôm tồn tại trong dân gian, mang tính truyền thống. “ Xã” là tên gọi Hán Việt tồn tại chính thức trong văn bản hành chính nhà nước. Cả hai tên gọi này được dùng để gọi cùng một đối tượng địa lí – đơn vị dân cư nhỏ nhất, hoàn chỉnh, bao gồm những thiết chế về văn hóa – xã hội khá ổn định và có lịch sử lâu đời. Đối tương địa lí đó gọi là làng xã. Địa danh làng xã chính là tên gọi những đối tượng địa lí như vậy.
2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh làng xã Quảng Bình
2.1. Tên gọi địa danh bao giờ cũng phải bảo đảm tính thông nhất giữa thực tế và văn bản. Vì vậy khi thu thập tư liệu về địa danh, chúng tôi đã lấy tên gọi trên thực tế và đối chiếu với tên gọi trên văn bản để làm cơ sở cho độ tin cậy của địa danh.
Qua quá trình điền dã, kết hợp với việc tìm hiểu, thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu nghiên cứu, từ hệ thống văn bản của các cơ quan quản lí nhà nước, chúng tôi đã thu thập được 1039 đơn vị địa danh làng, xã, thôn, bản ở Quảng Bình, trong đó có 141 địa danh số, 898 địa danh chữ.
2.2. Việc phân loại hệ thống địa danh làng xã Quảng Bình có thể theo các tiêu chí sau đây:
a. Theo tiêu chí địa bàn phân bổ, trong tổng số 1039 đơn vị có 606 đơn vị địa danh ở vùng đồng bằng ( không kể thành phố, đô thị), 433 đơn vị địa danh ở vùng núi.
b. Theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ, trong tổng số 1039 đơn vị địa danh có 375 địa danh được cấu tạo từ các yếu tố thuần Việt, 428 địa danh được cấu tạo từ các yếu tố Hán Việt và 53 địa danh được cấu tạo từ các ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
3. Giá trị văn hóa - lịch sử của địa danh làng xã Quảng Bình
3.1 Qua các tài liệu lịch sử ghi chép lại và các gia phả còn lại, làng xã Quảng bình được hình thành từ thời nhà Lý, đến cuối thế kỷ XV đã ổ định và phát triển. Trên bình diện lịch sử hình thành làng xã Quảng Bình, có thể tóm tắt thành ba thời kì hình thành và phát triển.
Thời kỳ thứ nhất, làng xã Quảng Bình được đánh dấu bằng cuộc di dân đầu tiên vào năm 1075.Sau khi vua Lý Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành năm 1069, vua chiêm bị bắt xin dâng ba châu là Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để chuộc mạng. Năm 1075, vua xuống chiếu mộ dân vào ba châu, khai hoang, lập ấp. Khi đem quân binh vào khai thác vùng đất ba châu mới, Lý Thường Kiệt đ ã thi hành chính sách “ ngụ binh ư nông” (đóng quân làm ruộng) vừa để giữ yên bờ cõi, vừa để khai hoang, phát triển nông nghi ệp mà người xưa gọi hình thái này là “động vi binh, tịnh vi nông”. Đây là thời kỳ bắt đầu ra đời hệ thống làng xã ở vùng đất này. Dấu vết còn để lại khá rõ nét qua các tên làng như Lê Xá, Võ Xá, Châu Xá, Thái Xá, Trần Xá, Ngô Xá, Phan Xá…nghĩa là những người cùng một họ thường đi với nhau và cùng cư trú thành một làng.
Thời kỳ thứ hai được đánh dấu bằng những cuộc di dân vào thời Trần cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Cùng với các dòng họ của các cư dân đã định cư dưới thời Lý, các cuộc di dân dưới đời Trần đã diễn ra ồ ạt hơn. Vai trò của các quan lại, quý tộc nhà Trần vào định cư ở đây được đề cao, tạo điều kiên cho việc mở rộng quy mô khai phá, lập ấp, dựng làng…Do đó đã xuất hiện nhiều tên làng mang tên họ của người lập ra điền trang như thôn Hoàng Trung Lộc, Hoàng Đàm,…Khác với đợt di dân thời Lý, đợt di dân thời Trần chú trọng cả nông nghiệp lẫn thủ công nghiệp, thương nghiẹp và cả ngư nghiệp. Vì vậy nhều làng đựoc gọi là kẻ như Kẻ Đờng, Kẻ Hạc, Kẻ Rậy, Kẻ Thá, Kẻ lái,…; nhiều thôn, phường ra đời.
Thời kỳ thứ ba vào thế kỷ XVII, tức là lính từ khi dong người theo Nguyễn Hoàng vào nam. Thời chúa Nguyễn, nhất là sau khi cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn ngừng chiến, vùng phía nam sông Gianh có thêm một loại hình làng xã mới từ chính sách phục viên và định cư tại chỗ, lấy tên đơn vị quân đội làm tên làng như làng Trung Nghĩa, thuộc xã Nghĩa Ninh vốn gốc từ đơn vị Trung Nghĩa chuyên canh giữ thành ngoài cửa quan Võ thắng, làng Ba Đồn, Dinh Mười, Hà Cừ, Trung Bính…
Như vậy các làng ở Quảng Bình đều có lịch sử khoảng trên dưới 600 – 900 năm và có nguồn gốc tổ tiên từ nhiều tỉnh ở miền Bắc, ngoài Thanh-Nghệ-Tĩnh còn có Hà Nam, Nam Định, Hà Bắc, Hải Phòng, Hải Dương,… theo chủ trương mộ dân tuyển lính vào khai hoang lập làng ở phía nam của các triều đại phong kiến Việt nam.
Ở Quảng Bình, các tên làng, tên xã phần lớn đều mang một ý nghĩa khá rõ ràng. Tên làng ở Quảng Bình có thể chia ra theo tên gọi dân gian lưu truyền từ xưa đến nay bao gồm: làng nghề, làng văn vật, làng căn cứ địa lịch sử chứa đựng nhiều sự tích anh hùng.
a.Địa danh làng nghề. Ở Quảng Bình trước đây cư dân đã sớm tạo cho mình các ngành nghề thủ công truyền thống vẫn cò lưu giữ đến ngày nay như nghề rèn, đúc, luyện gang, mộc dệt, chiếu, làm giấy, dệt vải, chạm trỗ, nấu đường đen, nước mắm, làm muối…Các nghề thủ công đó đã tạo nên các địa danh nỗi tiếng như các làng mộc Trúc ly, Quảng Cư, Hòa Ninh, Mai Xá: Các làng rèn Hoàng Giang, Phan Xá; làng đan Thọ Đơn; làng giấy Tuy Mộc, Đại Phong, làng dệt Lũ Phong, Võ Xá, Quảng Xá, Khương Hà,…
b. Địa danh làng văn vật. Ở Quảng Bình trước năm 1945 đã xuất hiện các làng khoa bảng, văn vật. Đó là những làng có truyền thống hiếu học và có nhiều người đỗ đạt cao trong khoa cử như bát danh hương “ Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim”. Đó là các làng Lệ Sơn, La hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại.
c.Địa danh làng căn cứ địa lịch sử. Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn( thế kỉ XVII) đã xuất hiện làng Ba Đồn, tức là tên gọi ở vùng có ba cái đồn ( gồm ba làng: Phan Long, Trung Thuần và Xuân kiều) nơi đóng quân của binh lính Trịnh. Dinh Mười là làng có cái dinh thứ mười của chủa Nguyễn. Làng Trung Nghĩa gốc là từ đội quân Trung Nghĩa canh giữ phía ngoài cửa Võ Thắng quan. Hai làng Hà Thôn, Cừ Thôn được hình thành từ đơn vị thủy binh chiến Hà Cừ…
d. Địa danh ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Đó là những địa danh làng bản của các tộc người: Vân Kiều, Chứt, Poọng, Rục, Mày, Sách, Khơme, Mã Liềng, A Rem…sinh sống ở miền núi phía tây Quảng Bình. Hệ thống địa danh này chủ yếu do người dân tự đặt và đã được nhà nước ta công nhận sau này. Các bản làng như Bản Pơloang, Kreng, Tàrà, Ý Leng, Pa Chong,…
Có những địa danh tiếng dân tộc đã được Việt hóa một phần như Pa Chong, Pơ Loang, Pa Mai… Có những địa danh được đặt tên theo kiểu Việt hóa gần như hoàn toàn theo cách phát âm của người Việt như bản Si, bản Ón, bản Lòm,…Lại có những địa danh đặt hàon toàn theo tiếng Việt như bản Chuối, bản Cáo, bản Kè, bản Dốc, bản Mây,…
Xem xét địa danh các dân tộc thiểu số ở Quảng Bình, chúng tôi thấy phần lớn tên làng bản của dân tộc nào đều đặt theo kiểu ngôn ngữ của dân tộc đó như Ka Ai, Ta leng, K – Oóc, Pa Chong… ( dân tộc Chứt), A Ky, Noòng, Cà Roòng, Chăm Pu…( dân tộc Ma Coong), Lồ Ô, Pơ Loang, Rìn Rìn…( dân tộc Vân Kiều)….
3.2 Quảng Bình với những đặc điểm thiên nhiên đa dạng, với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước từ khi là “phên dậu”phía nam của nước Đại Việt, địa đầu của cuộc chiến trịnh nguyễn phân tranh, là chiến tuyến Bắc Nam trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ…Những điều kiện về tự nhiên và những biến đổi về lịch sử ấy đã in dấu vào đời sóng văn hóa vật chất và tinh thần của người dân Quảng Bình, tạo nên một nét riêng, một đặc trưng văn hóa làng xã vùng đất này.
a. Thể hiện qua kiểu ngôn ngữ - văn hóa trong địa danh làng xã Quảng Bình. Địa danh làng xã Quảng Bình được cấu tạo bằng các yếu tố thuần Việt mang sắc thái địa phương như: Troóc, Bùng, bản Kè, Cồn Két, Sao Sa, bản Troi, Ba Rền…Các địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt thể hiện hàm ý sâu xa, những ước vọng cao đẹp của con người, trong đó mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất Quảng Bình. Các địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố ngôn ngữ dân tộc thiểu số thể hiện cách tri giác cụ thể, dân dã chân thực của đồng bào miền núi thông qua việc đặt tên làng xã gắn với sông suối, núi đồi, sản vật của vùng núi như bản Khe Cát, bản Cáo, bản Chuối, bản Cây Cà, bản Lồ Ô…
b. Thể hiện qua nội dung phản ánh hiện thực và dấu ấn giao lưu với các nền văn hóa. Mảnh đất Quảng Bình trước đây là dịa bàn cư trú của ngời Chăm cổ, tập trung nhất là vào thế kỷ thứ XIII-IX. Tuy nhiên ngày nay sự tồn tại của loại hình làng chăm cổ ở Quảng Bình rất mờ nhạt. Dấu vết văn hóa của người Chăm còn lại như lũy Cù Hoành Sơn, lũy Hoàn Vương, tượng Chàm. miếu Chàm ở Quảng Trạch, thành Kẻ Hạ ở Bố Trạch, thành Nhà Ngo ở Lệ Thủy…
Địa danh làng xã Quảng Bình là một bức tranh hiện thực sinh động về nhiều mặt của đời sống, mang những dấu ấn nhất định về lịch sử và văn hóa của vùng đất mang tên địa danh và thời điểm mà nó chào dời. Địa danh làng Tây Trúc( tên gọi nước Ấn Độ) thể hiện sự du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Quảng Bình nói riêng, Việt Nam nói chung, địa danh Ngư Thủy ghi lại dấu tích của trận địa pháo Ngư Thủy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, địa danh làng Văn La ghi đậm dấu tích địa đạo Văn La…
Một số địa danh làng xã ẩn chứa bên trong những sự tích, huyền thoại, dấu ấn của tín ngưỡng tôn giáo, những quan niệm của con người về cuộc sống và thế giới xung quanh như các địa danh làng Phúc Kiều với sự mong cầu điều phúc sẽ đến, làng Diên Phúc mong muốn điều phúc được bền lâu, mãi mãi, làng Pháp Kệ ( bài văn của Phật) thể hiện tâmniệm sống theo những lời mà phật đã răn dạy của dân làng.
Ngay từ khi khai phá, các làng mạc ở Quảng Bình đã quần tụ trên những địa bàn thuận lợi ở các vùng ven sông, ven biển, đầm phá, vùng gò đồi và vùng đồng bằng có những con sông lớn. Vì vậy, tên làng mà họ đặt ra cũng gắn với địa hình mà họ cư trú.Các địa danh làng xã ở vùng ven biển, ven sông thường được đặt tên với một trong các yếu tố “hải”, “thủy”, “hà”, “ giang” như Lệ Thủy, Phong giang, Thượng Giang, Xuân Giang, Long Thủy, Đại Thủy, Hà Dương, Hà Thôn, Hà Trung…
Các làng xã vùng núi cao thường được đặt các tên với yếu tố “ sơn” như Long sơn, Tân Sơn, Liên sơn, Xuân Sơn, Thiết Sơn…
Bên cạnh những đặc điểm văn hóa của địa danh làng xã Quảng Bình nói trên, ta còn thấy các yếu tố cấu t ạo địa danh làng xã Quảng Bình có ý nghĩa liên quan đến nghề nghiệp và những mong ước về một vùng quê trù phú, giàu có, làm ăn phát đạt, mùa màng nông nghiệp thuận lợi, con người cần cù chịu khó trong lao động sản xuất. Vì vậy, nhiều yếu tố cấu tạo trong địa danh như “an”, ‘yên”, “hòa”, “bình”, “vĩnh”,…tồn tại trong các tên làng như Lộc An, An Xá, An Lão, Yên Bình, Yên Hòa, Bình An, Bình Minh, Bình Hải, Hưng Thịnh, Hưng Lộc,….Theo thống kê của chúng tôi, có 32 địa danh có yếu tố Phú, 24 địa danh có yếu tố Lộc, 24 địa danh có yếu tố Hòa, 18 địa danh có yếu tố Bình, 39 địa danh có yếu tố Thanh, 17 địa danh có yếu tố Mỹ,… Điều đó cho thấy những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội - lịch sử của vùng đất Quảng Bình, một vùng đất hẹp, khí hậu khắc nghiệt, đời sống khó khăn, không được thiên nhiên ưu đãi, lại là nơi phải gánh chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiên tranh liên miên trong lịch sử.
3.2 Có thể nói, làng xã ỏ Quảng Bình là một mẫu hình, hội tụ đầy đủ các yếu tố “văn
hóa làng”, là cơ sở cảm nhận thực thể làng văn hóa từ cấu trúc, thiết chế đến văn hóa vật chất và tinh thần. Làng xã ở Quảng Bình vừa mang những nét đặc trưng của làng xã Việt Nam cổ truyền, vừa mang những nét riêng của văn hóa làng xã miền Trung và đặc biệt là vùng đất Quảng Bình. Những đặc điểm về địa lý, lịch sử, văn hóa đã chi phối quá trình phân bố dân cư, hình thành hệ thống làng xã theo nhiều kiểu, dạng, cấu trúc khác nhau như làng nghề, làng nông nghiệp, làng muối, làng chài, làng ngư thương,... Điều đó làm cho Quảng Bình hình thành tám làng văn vật, được gọi là Bát danh hương: Sơn Hà Cảnh Thổ - Văn Võ Cổ Kim ( Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại nh ư đ ã n ói tr ên).

4.Kết luận . Như vậy, tiếp cận địa danh làng xã Quảng Bình dưới gốc độ ngôn ngữ
học đã cho thấy sự đa dạng của văn hóa Quảng Bình thể hiện qua sự đa dạng của địa danh.
Địa danh làng xã Quảng Bình thể hiện quá rõ nét sự gắn bó lẫn nhau giữa các phương diện văn hóa sinh hoạt, văn hóa lao động sản xuất và văn hóa vũ trang. Trong đia danh làng xã Quảng Bình còn có sự giao thoa của văn hóa Việt, văn hóa Hán, văn hóa Chăm, một đôi nét của văn hóa Ấn Độ và văn hóa các dân tộc thiểu số khác. Đây là hệ quả của quá trình cộng cư của các lớp cư dân đến từ các vùng văn hóa sông Hồng, sông Lam…và lớp cư dân bản địa từ ngàn xưa. Trong quá trình giao lưu văn hóa, các yếu tố văn hóa ngoại sinh dần bị lu mờ chỉ còn nổi bật một cấu trúc, một thiết chế văn hóa có tính chất tổng hòa mang đặc trưng riêng của vùng đất Quảng Bình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1977
2. Trần hùng -Trần Hoàng, Quảng Bình di tích và danh thắng, T1,2 Sở văn hóa và thông tin Quảng Bình, 1990
3. Tạ Đình Nam, Làng xã văn hóa Quảng Bình, Đề tài khoa học cấp Tỉnh 2001
4. Lương Duy Tâm, Địa lý lịch sử Quảng Bình, Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình 1986.
5. Hoàng Tất Thắng, Biên soạn địa danh văn hóa lịch sử Quảng Bình phục vụ du lịch, Đề tài khoa học cấp Tỉnh 2004.
6. Nguyễn Tú, Quảng Bình non nước và lịch sử, Sơ văn hóa thông tin Quảng Bình 1998.


Được sửa bởi Cát Bụi ngày Wed Oct 21, 2009 12:38 pm; sửa lần 2. (Reason for editing : Tiêu đề phải nhập bằng tiếng Việt có dấu. Xin cảm ơn.)
Về Đầu Trang Go down
 
Văn hoá làng xã ở Quảng Bình
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sức đề kháng dân tộc qua dạng hình văn hóa
» Con Trâu và nền Văn hoá Việt Nam
» Khặp Thái: Nét đẹp văn hoá ở Mường Lát
» Phố cổ Đồng Văn - Điểm khám phá đầy ấn tượng
» văn học so sánh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến