TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

Go down 
Tác giảThông điệp
Cát Vàng
Super Moderator
Super Moderator
Cát Vàng


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 08/06/2009
Age : 35

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI   NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI EmptySat May 22, 2010 10:12 pm

NHỮNG THAY ĐỔI TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Thăng Long- Hà Nội, nơi biểu trưng cho nền văn hoá Việt Nam. Nghiên cứu đời sống-cõi đất- con người Hà Nội vốn rất đơn thuần nhưng không bao giờ cũ, mỗi ngõ ngách, kiến trúc, phong tục, ẩm thực, lối sống... Tuy thật đơn sơ giản dị nhưng chứa đựng bao nhiêu điều thần bí, nó là một chứng tích, một mảnh vỡ văn hoá mà ghép lại tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ trên nền văn hoá dân tộc, một viên ngọc sáng ngời trong tổ quốc năm châu.

Trải qua quá tình lịch sử, trang phục ở đây đã được người dân biến đổi: từ một cái khố, cái váy lấy làm trang phục chủ đạo giờ đây xuất hiện nhiều trang phục với nhiều kiểu dáng, nhiều màu sắc khác nhau, Thăng Long- Hà Nội là một bức tranh trang phục nhiều màu nhất trong khung tranh trang phục của cả nước. Sự biến đổi về trang phục của người dân Hà Nội là một minh chứng cho sự tiếp biến văn hoá của cư dân nông nghiệp lúa nước với tính cách tổng hợp, linh hoạt, tự trị.

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI Ao-den
Ngày nay, trong sự dung hoà về trang phục thế giới (trang phục công nghiệp) người dân Hà Nội vẫn giữ được nét thanh lịch trong quan niệm, nhận thức về trang phục:đó là sự kế thừa có chọn lọc trang phục truyền thống, tiếp thu cải biến trang phục từ bên ngoài phù hợp với trang phục của dân tộc, lưu giữ được nét đặc trưng riêng của trang phục dân tộc


PHẦN I: TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ SƠ KHAI ĐẾN TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TỰ CHỦ.

Trang phục là quần áo mặc ngoài nói chung thể hiện sự ứng phó của con người với mội trường tự nhiên và môi trường xã hội; nó là sự kết tinh lao động sáng tạo của con người; trên bình diện tiếp biến văn hóa đôi khi trang phục dùng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

1. Trang phục của người Hà Nội cổ thời kỳ trước Thăng Long chưa có gì khác biệt với so với trang phục của cư dân Văn Lang- Âu Lạc nói chung. Theo các tài liệu cũ, các di chỉ, những hình ảnh của người dân trên trống đồng thì trang phục của người Hà Nôii bấy giờ khá đơn giản: nam thì đóng khố, tóc dài, trên mình xăm những hình giao long, nữ thì mặc váy có thêu hoa văn rũ xuống phía trước và phía sau. Họ đều đeo các loại trang sức như: vòng tay, vòng chân bằng đồng hay các loại đá quý.

Cũng giống như cư dân các vùng khác, các dân tộc khác thoát thai ra khỏi xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, do nhận thức còn nhiều hạn chế, phương thức sản xuất còn thô sơ, lạc hậu( chủ yếu săn bắn và bước đầu xuất hiện nghề trồng lúa nước )do đó,chất liệu của các loại trang phục này chủ yếu là vỏ cây, lông, da các loài thú săn bắn được. Sách “Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế Pháp có ghi: “Hồi quốc sơ dân ta lấy vỏ cây làm áo, bện cỏ ống làm chiếu, chúng được tập hợp lại tết thành từng mảnh để che các bộ phận cần thiết trên cơ thể người. Nhưng dần dần cung với sự phát triển của con người, trang phục của người Hà Nội trở nên khác biệt so với trang phục của các dân tộc khác, là một minh chứng tiêu biểu của cư dân gốc nông nghiệp lúa nước với tư duy tổng hợp, linh hoạt.

Chất liệu của các trang phục này thiên về thực vật, không giống như trang phục của cư dân phương Bắc với đới khí hậu lạnh, lại đặc trưng cho nền văn hoá gốc du mục trọng động trang phục thường phải bó kín để tránh thời tiết giá lạnh. ở đây, nam nữ thường mặc quần hai ống với áo dài tay, loại trang phục này thường được may bằng da hay lông các loài thú là chủ yếu.

Tính chất sông nước đầm lầy với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quy định đặc điểm cấu tạo của trang phục. Việc nam cởi trần, đóng khố trên mình xăm những hinh giao long, nữ mặc váy rất thuận tiện cho việc đồng áng, đánh bắt thuỷ sản vốn thường xuyên phải lội nước dẫm bùn. Về mùa hè thì rất mát mẻ trong sinh hoạt còn mùa đông thì họ căm căm chịu rét để thực hiện công việc của mình. việc mặc những trang phục đó trở thành thói quen, tập quán.

Nhưng với tư duy tổng hơp, linh hoạt những trang phục này dần được cải biến phù hợp với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, được thế hệ sau nối tiếp tạo thanh một xu hướng mở trong trang phục.

2. Khi phong kiến phương Bắc đô hộ, trang phục của người dân xứ Long Đỗ này đã có sự biến đổi đáng kể. Đây cũng là giai đoạn tan rã mạnh mẽ của chế độ mẫu quyền trên đất nước ta hình thành nên chế độ phụ quyền tự trị, cũng là giai đoạn mà các tôn giáo:Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo được du nhập vào. những tinh hoa, triết lý của các giáo phái được thanh lọc, lựa chọn kết hợp với nền tảng văn hoá dân gian tô diểm cho người dân ở đây về việc nhận thức xã hội, nhận thức lối sống về việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hoá dân tộc, trong đó có trang phục.

Với dã tâm xâm lược nước ta, khi thiết lập được bộ máy cai trị trên đất nước ta chúng ra sức đồng hoá, chúng đem những tù binh, những người phạm tội sang ở chung với các dân tộc Nam di, bắt thay đổi phong tục tập quán theo chúng từ cách ăn mặc, dựng vợ định ra các luật lệ hà khắc để bắt nhân dân ta thay đổi từ bỏ những giá trị gả chồng đến việc thay đổi tục thờ cúng lấy giáo lý Trung Hoa làm chuẩn mực. Chúng truyền thống đã ăn sâu vào nếp nghĩ của mỗi người dân, trong đó trang phục - hình thức bên ngoài biểu hiện rõ nhất để chúng thấy nhân dân ta có thần phục chúng hay không . Nhưng nhân dân ta nào có chịu theo , dù có phải chịu những hình phạt nặng nề như cắt mũi, xẻo tai, chặt chân tay.. . Việc mặc trang phục bản địa được coi là truyền thống giờ đây không đơn thuần là để sinh hoạt còn là sự kháng cự- một sự kháng cự rõ rệt nhất. Thiết nghĩ , trong giai đoạn này khi nền độc lập tự chủ còn mờ tối thì việc duy trì được cách ăn mặc đó trước hoạ xâm lăng mang một ý nghĩa nhân sinh, một ý nghĩa giáo dục cao, một triết lý sống của con người Việt Nam dần làm nền tảng cho việc hình thành truyền thống Việt Nam.

Sự kháng cự này trên thực tế có hai nguyên nhân: Thứ nhất, những trang phục đó là sản phẩm của kẻ xâm lược, việc mặc những trang phục của chúng đồng nghĩa với việc phục tùng chúng ( ngay từ ngày đó ý thức dân tộc đã được biểu hiện ra từ hình thức bên ngoài- đó là trang phục) . Thứ hai, những trang phục với quần hai ống, áo dài tay choàng dài không thích hợp với công việc trồng lúa nước vốn được xem là công việc chính của người dân lúc bấy giờ, hơn nữa vốn cư dân gốc nông nghiệp trọng tĩnh lại đặc trưng của văn hoá làng cùng tính chất tự trị của nó nên khó lòng mà thay đổi được. Chỉ một bộ phận quan lại sai dịch ăn mặc theo lối Tàu với áo sắc, mũ phục theo chúng còn đại bộ phận nhân dân ta vẫn ăn mặc theo lối cũ.

Dần dần kinh tế phát triển có sự tích luỹ, sự phân hoá xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ, nhận thức của con người về tự nhiên, về xã hội có những bước tiến mới. Gìơ đây trang phục không chỉ là những đồ mặc ngoài che đậy những bộ phận cần thiết trên cơ thể người mà còn đẻ làm đẹp, thể hiện sự đối trọng, sự phân biệt đẳng cấp trong các tầng lớp nhân dân. Thăng Long- Hà Nội vốn là trung tâm của cả nước ,nơi hội tụ cua kẻ sĩ bốn phương từ thương lái, quan dịch chức sắc đến những người dân hiền lành chất phác... Trang phục Hà Nội bấy giờ đã có những chuyển biến, nơi đây có thể tìm thấy trang phục truyền thống mà người chí hiếu đã giữ gìn đó là những trang phục phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh hoạt đã đươc chắt lọc qua lịch sử với cái váy, cái yếm của người phụ nữ và cái khố của người đàn ông là nổi bật, còn thấy phảng phất sự lai tạp và ít nhiều pha trộn trang phục của cư dân ngoại lai. Những trang phục này chủ yếu thuộc về bọn quan lại sai dịch, thương lái họ đều là những người giàu có, không phải lao động chân lấm tay bùn...

Chính trên nền tảng này, người dân ở đây đã thanh lọc ra những trang phục riêng cho cả cộng đồng dân tộc Việt , vừa để làm đẹp, vừa ứng phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội


Được sửa bởi Cát Vàng ngày Tue May 25, 2010 3:54 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/catvang2188/
Cát Vàng
Super Moderator
Super Moderator
Cát Vàng


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 08/06/2009
Age : 35

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI (PHẦN 2)   NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI EmptySat May 22, 2010 10:24 pm

PHẦN 2: TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG THỜI PHONG KIẾN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ BƯỚC ĐẦU DU NHẬP ÂU PHỤC PHƯƠNG TÂY.
1. Trang phục của người Hà Nội trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ.

Khi thiết lập được nền độc lập tự chủ của mình, các triều đại phong kiến Việt Nam đều đưa ra các luật lệ để duy trì ổn định quốc gia và giữ gìn nếp văn hiến của dân tộc. Trang phục thuộc văn hoá phong tục, thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội nên cũng không nằm ngoài những luật lệ đó. Những quy định đó tạo nên sự đa dạng, kiểu dáng, màu sắc của trang phục phù hợp với các tầng lớp nhân dân, vương công khanh sĩ nhưng thống nhất trong sự đối trọng với trang phục phương Bắc.

Theo giáo sư Đinh Gia Khánh trong cuốn địa chí Hà Nội: Thời Lý vương hầu và thư dân ở kinh thành thường mặc áo cổ tròn, quần thâm, khăn the lượt bóng, đi giày bằng da. Nhưng xen ra đó chỉ là nhận định mang tính chất chung chung , nhận định trên chỉ đúng với tầng lớp vương công khanh sĩ với đàn ông trong thời bấy giờ là chính . Theo tôi, thời Lý trang phục người dân bấy giờ không đơn thuần là vậy, việc xác định Thăng Long làm đế đô cho muôn đời đã đánh dấu sự chuyển biến lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội nơi đây. ở kinh thành ngoài tầng lớp vương hầu khanh sĩ còn có đông đảo người dân vùng chiêm trũng với truyền thống, phong tục lâu đời mà những chuyển biến về kinh tế xã hội không dễ gì thay đổi được. Một điều đáng chú ý ở đây là đã xuất hiện khá phổ biến chiếc quần của người đàn ông và cái yếm của người phụ nữ, điều đó thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong trang phục.

Trong Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn có ghi : Thời nhà Trần người trong nước đều cạo đầu người trong nước đều cạo đầu cho nên trong sứ Giao Châu thi tập của Trần Cương Trung nhà Nguyên chua rằng: Con trai đầu trọc, người nào có quan chức thì chùm đầu bằng khăn xanh, nhân đân đều như sư cả. Tập sứ Giao Châu nói “ dân đều đi chân không dán hoặc có đi giày khi đến cung điện thì rút giày ra. Trong lúc đón tiếp ở ngoài đô ấp hàng trăm người mặc áo bào cầm hốt, đều quỳ, da chân họ rất dày trèo núi như bay, chông gai cũng không sợ. Khăn dùng màu xanh thẫm do tơ lụa chế ra.Khi đội khăn thì dùng giây săt cài lại đằng trước cao hai thươc mà gâp xuồng đến cổ, lấy dải buộc thắt lại đằng sau trên đỉnh có cài cái đinh bằng sắt. Người có quan chức thì thêm một mảnh dải vào dây sắt này. Lúc ở nhà để đầu trần, gặp có khách mới đội khăn nếu đi ra ngoài thì có một người mang khăn đi theo, duy có quốc vương búi tóc, dùng lụa là phủ lấy búi tóc trông xa như luân cân của nhà đạo sĩ. Người trong nước đều mặc lụa thâm, áo hoa, quần mỏng, cổ áo tròn khâu bằng là. Đàn bà cũng mặc áo thâm nhưng màu trắng ở trong rộng hơn để nền cổ áo rộng bốn tấc, họ cho thế là khác với đàn ông, các áo xanh hồng và tía tuyệt nhiên không có.
Họ chạy nhảy rất nhanh, đi lại như gió một nmàu đen thẫm như muôn vết quạ đen, đàn bà cắt tóc để lại ba tấc tết ở trên đỉnh đầu sợi tóc rồi búi chặt lại và cài bằng trâm, ở đằng sau gáy không có tóc cũng không xoa dầu xoa sáp gì cả. Những thứ vòng đeo nhà giàu dùng vòng đồi mồi, còn các người khác dùng xương hoặc sừng mà thôi không có một tí vàng bạc nào cả, nhân dân đề vẽ mình làm thành hình móc cao khuất khúc trông như hình lư đồng, đỉnh đồng thời cổ, có người xăm chữ vào bụng”

Tập sư Giao Châu đã ghi lại, phác thảo đươc về cơ bản trang phục của người Hà Nôi đời Trân, trang phục giờ đây đã có những biến đổi quan trọng.Đây là môt nét chuyển biến lớn trong trong đời sống trang phục cua người Hà Nôi từ một cái khố,cái váy lấy làm trang phục chú đạo giờ đây xuất hiện nhiều loại trang phục với nhiều kiểu dáng khác nhau.Trang phục người Hà Nôi trong giai đoan này là một bức tranh trang phục nhiều màu nhất trong khung tranh trang phục của cả nước..Thiết nghĩ điều đó cũng là dễ hiểu bởi lịch sử tiến hoá của con người không chỉ bo bo gĩư lấy những cái gì được coi là truyền thống, là cao đẹp mà xem nhẹ sự phát triển, sự biến đổi của thế giới xung quanh.Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, trang phục xứ Long Đổ-Thăng Long dần biến đổi thích nghi với xã hội thực tiễn và biết làm đẹp, biết hướng tới tương lai.Đó là sự nối tiếp, sự tiếp biến văn hoá,tiếp thu chọn loc các giá trị bên ngoài tạo thành một nét đăc trưng, tính chất riêng trong trang phục vùng này,nó tiêu biểu cho sự biệt lâp mở”của xuqs sông nước này nói riêng, cho đân tộc Việt Nam nói chung.Trên phương diện này không chỉ xét hình thức ăn măc bên ngoài mà còn phải tính đến ý thức tự cường dân tộc, đến việc nhân thức đánh giá cái đẹp,cái thanh lịch trong đời sống tinh thần của ngườ Hà Nôi trong xu hướng phát triển của xã hội loài người.

Tính cách “ biệt lập mở” dưới thời phong kiến độc lâp,tự chủ xuất phát từ nền nông nghiệp trọng tĩnh với tư duy tổng hợp, linh hoạt. Từ cái khố,cái váy đến chất liệu thiên về tính thực vật,dựa vào tự nhiên,đến khi kinh tế-xã hội phát triển,phân hoá xã hội mạnh mẽ hơn giờ đây trang phục không chỉ để phục vụ cho sinh hoạt mà còn để làm đẹp mà vốn đặc trưng bởi nền văn hoá làng xã ý thức làm đẹp càng phải dựa trên sự thừa nhận của cộng đồng, không lố bịch rách rưới tách khỏi cộng đồng dù rằng biến đổi chậm. Đó là sự kế thừa có chọn lọc những trang phục bên ngoài tạo ra một thứ trang phục riêng, một quan niệm riêng về vẻ đẹp của trang phục cho dân tộc. Do vậy, việc nhận thức thay đổi trang phục của người dân Thăng Long này cũng mang một triết lí sâu sắc tiêu biểu cho dân tộc “phát triển dân tộc trên nền tảng sẵn có trong tương quan vói các dân tộc khác”. Khác với các dân tộc thiểu số ở vùng cao, do cuộc sống sinh hoạt tách khỏi cộng đồng dân tộc( quốc gia dân tộc) sự thay đổi trang phục về kiểu dáng màu sắc ít biến đổi mà chủ yếu tập trung vào những quan niệm của dân tộc, nhận thức ý niệm cuộc sống vào những họa tiết hoa văn, kiểu dáng nhất định như trang phục của người Mèo, Thái đen, Thái trắng... Đó là lí do về phương diện nào đó trang phục nhằm để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Tầng lớp trí thức quan lại phục dịch , thương lái là tầng lớp chính tiếp thu các nền văn hoá từ bên ngoài làm phong phú thêm đời sống văn hoá của dân tộc về trang phục , cùng với đó là sự pha trộn lai tạo của trang phục phương Bắc với nhiều hình thức khác nhau, mặt khác các vua chúa trong thời kì độc lập tự chủ đều định ra các luật lệ riêng về trang phục nhằm tạo ra sự đọc lập với trang phục phương Bắc, giữ được nét riêng trong trang phục của dân tộc ,thể hiện sự đối lập tự trị, tự hào dân tộc ‘phong tục Nam Bắc cũng khác’tạo nên một tâm lý trong viêc nhân thức về ý thưc tự hào dân tộc,giữ gìn nền văn hiến lâu đời.

Khi giăc Minh đô hộ nước ta (1414-1428),chúng lại ra sức đồng hoá dân tôc ta, bọn Hoàng Phúc muốn băt nhân dân ta đồng hoá với Tàu, cấm con trai,con gái không đươc cắt tóc,đàn bà con gái phải mặc áo ngắn quần dài theo kiểu người Tàu, nghĩa làkhông đươc mặc váy như trước,chính vì vậy chiếc áo ngắn được gọi là chiếc áo khách.

Đến khi nhà Lê giành lại được nền độc lập tự chủ,do giữ dìn nếp văn hiến thể lệ và y phục được đặt ra nghiêm nghặt,có quy cũ,những người mặc áo lạ lùng quái dở đàn ông thì phạt 80 trượng, đàn bà thì phạt 50 roi và tịch thu quần áo áy.Theo Vũ Trung Tuỳ bút của Phạm Đình Hổ thì học trò và người thường khi có công việc đều mặc áo thâm, dân quê măc áo vải thô màu trắng đến cuối Lê thì ai cũng mặc áo thanh cát màu thâm còn màu trắng it dùng. áo thanh cát thì thứ nhất là màu xanh sẫm, thứ nhì là màu xanh nhạt sau nưa là màu sừng, có khi màu sừng là màu của tầng lớp vương công khanh sĩ nhưng về sau tát cả người sang hay người hèn đều dùng màu này, các màu xanh sẫm, xanh nhạt thì lại cho là quê không dùng nữa.

Những quy định đó có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ gìn , phát huy những trang phục truyền thống. Điều đó xuất phát từ phương thức sản xuất phong kiến tự chủ coi thiên tử là con trời, bó hẹp không giao lưu tách biệt với sự phát triển của thế giới bên ngoài. Khi đất nước thịnh thì được tôn vinh, khi suy vong thì những tàn dư, những cạn bã trong đời sống xã hội bị đào thải. Nhưng về cơ bản đó là sự sụp đổ của một đế chế phát triển không dựa trên nền tảng của dân tộc ,không dựa trên sự phát triển cụ thể của lực lượng sản xuất trong nước, tạo cho người dân tâm lí khi vinh quy cũng như khi loạn lạc đều nhìn nhận một cách tổng hợp , tìm cách biến đổi để úng phó với xã hội, để tồn tại và phát triển ,qua đó những mặt tích cực thì được tiếp nhận, mặt hạn chế thì bị đào thải. Trang phục của người dân Thăng Long dần từ bỏ cái khố tìm cách tạo ra các trang phục để tiện nghi cho sinh hoạt để chống chọi với môi trường tự nhiên, những ý niệm, tâm lí đó hình thành nên nét thanh lịch trong cách ăn mặc của xứ kinh kì này một phần liên quan đến trang phục trong mối quan hệ tương hỗ trong việc bảo tồn những giá trị đạo đức thể hiện ở trang phục nhu nguồn nước dù có bao nhiêu cách trở nó cũng chảy về xuôi để sau này giữa ngã ba sông trong sự dung hoà về trang phục thế giới, khi nhìn lại nó là linh hồn, là nguồn gốc tạo nên sự khác biệt trong việc nhận thức cái đẹp về trang phục nói chung. Dẫu biết rằng vẫn có những hạt phù sa đã bị hoà tan để tạo nên một thế giơi văn minh hoà hợp, nhưng vẻ đẹp của dân tộc, sức mạnh của dân tộc có được chính là nhờ linh hồn dân tộc.

Mặt khác, những trang phục truyền thống đã thâm căn cố đế , ăn sâu vào nếp nghĩ của mọi tầng lớp nhân dân, khó có thể tách biệt được có chăng chỉ là những biến đổi cho phù hợp mà thôi, âu cũng là một nét thanh lịch, một nét văn hoá bảo vệ thuần phong mỹ tục mà từ cổ kim đã chắt lọc bảo vệ. Trang phục của người Hà Nội bấy giờ là biểu hiện rõ nhất tính cách của con người Việt Nam, nó không thể bị đồng hoá được trừ khi tự thân nó biến đổi.

Tới thế kỉ 18-19, phụ nữ Hà Nội mặc áo the, quần lĩnh được coi là sang trọng hơn cả, đa số đều mặc váy. The đệt bằng tơ tằm hơi thưa nhuộm thâm để mặc ngoài có loại đan mỏng và kép dày. Nam nữ đều dùng the may áo dài còn quần của nam thì thường bằng vải trắng. Sang trọng hơn nữa đàn ông, đàn bà mặc áo lụa trắng bên trong ngoài lồng áo may bằng sa xuyến hoặc băng. Sa dệt rất mỏng tạo nên những nền vân óng ánh trên nền trắng của áo trong. Xuyến cũng là một thứ sa nhưng lại cả sợi dọc, cứ vài sợi mau lại có mấy sợi thưa.

Vương hầu quan chức thì dùng hàng đoạn gấm vóc. Người Hà Nội thông thường nhất hay dùng màu thâm ,trắng nâu và màu tam giang trong trang phục cũng là màu trắng nhưngphân biệt màu nào là trắng da cát, trắng ngà, trằng nõn gà, trắng bạch. Trong lao động màu nâu là màu thông dụng, màu vàng bị cấm vì dành riêng cho vua và làm áo khoác các vị tượng thần, phật, màu đỏ chủ yếu dùng trong tầng lớp vương hầu khanh tướng, vóc đỏ hay gấm đỏ tươi là màu đại hồng, con quan to khi mơi sinh ra cũng được mặc áo vóc đỏ, còn nhà giàu thì chỉ khi bố mẹ mừng thọ mới được con cháu mừng cho chiếc áo the đỏ mới.

Quá trình Trịnh-Nguyễn phân tranh, trang phục xứ kinh kì Thăng Long về cơ bản vẫn giữ được những đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống trong khi ở Đàng Trong trang phục có sự biến đổi mạnh mẽ. Triều Nguyễn định ra một số luật lệ về thay đổi trang phục để khác với trang phục ở Đàng Ngoài. Sự thay đổi này một mặt là do những pháp chế bắt buộc, mặt khác trong thời gian này kinh tế Đàng Trong có bước phát triển mạnh mẽ, ở Hội An, Gia Định nổi lên những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đây cũng là vùng giao lưu mạnh mẽ của tầng lớp thương lái của các nước trên thế giới. Trang phục có tính linh hoạt trong công việc, việc mặc quần hai ống với áo ngắn tay dần trở thành trang phục chủ đạo. Bởi vậy, trong một lần vua Minh Mạng ra Thăng Long thấy người dân ăn mặc rườm rà nên đã ra chiếu cấm người dân mặc váy. Sự việc này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân vốn đã gìn giữ nếp văn hiến từ lâu. Nhân dân ta ở Bắc kì thường truyền tụng câu ca rằng:

Tháng tám có chiếu vua ra,
Cấm quần không đáy ai cũng hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang?
Có quần ra chợ bán hàng,
Không quần ra đứng đầu làng trông quan.


Thiết nghĩ sự phản ứng này cũng là điều dễ hiểu bởi chiếc váy đã trở thành nổi khắc khoải của mỗi người phụ nữ Thăng Long đã giữ gìn từ xưa cho tới nay.Cùng với sự tiếp xúc của văn hoá phương Tây,chiếc váy dần đuợc cải biến.

Ao cổ nhất mà ta còn biết được của phụ nữ Hà Nội là áo tứ thân cùng cái yếm. Ao tứ thân dùng môt vạt để có cái khuy nhưng lúc mặc vẫn dùng thăt lưng buộc lại. Người lao động hay gánh vác thường sờn rách vai trước nên phải thay phần vai của áo khi may bao giờ cũng so le nhau tạo nên dáng lệch đẹp hơn. Aó đội vai thành ra áo có hai màu vừa tiết kiêm đồng thời cũng thành một kiểu áo mới. Aó dài nữ cũng như nam đều có một vòng đệm gọi là sen và cổ áo dựng lên cao độ một ngón tay.

Mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu hay cái ruột tượng, môt cái bao hình ống dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt rồi buộc hai đầu lại. Nhà buôn ở thành thị và nhà giàu ở quê thường đeo thêm một cái xà tích bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, quả đào xinh xinh đựng thuốc lào hay chùm chìa khoá. Đó là cách ăn mặc vừa kín đáo vừa tế nhị không lẫn vào đâu được so với trang phục của các dân tộc khác: Đức tính khiêm nhường chịu khổ được thể hiện trên tấm áo, đức tính cần cù được thể hiện trên chiếc áo thân thương ướt đẫm mồ hôi may vá thành năm bảy mảnh.

Kinh kì- Hà Nội đã có nền tảng phát triển lâu đời đến thế kỉ 20, từ một đô ấp phát triển thành đô thị hành chính, kinh to lớn nhất của cả nước. Do đó về phương diện sinh hoạt những trang phục được thừa nhận là những trang phục không cầu kì luộm thuộm mà trang phục phải linh hoạt phù hợp với công việc. Ngược lại khi đời sống vật chất được nâng cao ,yêu cầu làm đẹp của mỗi cá nhân cũng đựoc coi trong điều đó dẫn đến việc cách tân các loại trang phục truyền thống từ chiếc áo tứ thân hay chiếc áo dài mớ năm mớ bảy thành chiếc áo dài cải tiến như hiên nay vừa duyên dáng gọn gàng vừa thanh lịch. Công lao lớn nhất của việc cách tân chiếc áo dài là hoạ sĩ Cát Tường.
Trong những năm 30, chiếc áo dài cải tiến mới chớm nở, tầng lớp nữ sinh hay quý bà thành thị là chuộng hơn cả. Từ sau 1945 nhất là từ 1975, chiếc áo dài được lên ngôi nó chiếm vị trí độc tôn trong các lễ hội, giao dịch quốc tế, nó xuất hiện trên các diễn đàn sân vận động trong và ngoài nươcs trong các buổi biểu diễn thời trang... với những hoạ tiết hoa văn rồng phượng hay gắn với đặc trưng của từng vùng chiếc áo dài vừa thanh thoát, mềm mại góp phần tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Như trên đã nói, sự phát triể kinh tế, xã hội có tác động rất lớn đối với viêc thay đổi trang phục . Những trang phục được thừa nhận là những trang phục phải giữ gìn được nét kín đáo gọn gàng ,không phô trương lố bịch, tiện nghi trong sinh hoạt, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hiện nay, ở Hà Nội trang phục có nhiều kiểu dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau: trên bà giấy có trang phục công sở, trang phục bảo hộ lao động ( trang phục công nghiêp) trang phục ở nhà, trang phục lễ hội hay các hoạt động vui chơi giải trí đều có trang phục kiểu dáng riêng... đặc biệt là việc thừa nhân quần hai ống với áo dài , ngắn tay với nhiều kiểu dang khác nhau trong trang phục nam cũng như nữ( khác với cư dân một số dân tộc trên thế giới do điều kiện tự nhiên, các tín ngưỡng đã ăn sâu vào nếp nghĩ nên vẫn giữ được những trang phục truyền
thồng với những mặt tích cực và hạn chế của nó).

Những biến đổi này thể hiện rất rõ tính cách mở của cư dân gốc nông nghiệp: vừa tiếp thu chọn lọc những giá trị trang phục từ bên ngoài để hoàn thiện, bổ sung cho trang phục dân tộc, vừa tìm cách tự đào thải những trang phuc không phù hợp. Hiện nay, trong sự dung hoà về trang phục giữa các vùng miền đất nước,giữa các quốc gia(trang phục công nghiệp) nhưng nhân dân ta vẫn giữ được nét riêng về việc nhận thức đánh giá cái đẹp về trang phục.Việc tâm lý mỗi người khoác trên mình những trang phuc phải tính đến sự thừa nhận của cộng đồng, không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục có ý nghĩa rất lớn trong viêc bảo tồn các giá trị đạo đức thể hiện ở trang phục không phải cứ Âu hoá là tân thời mà xem nhẹ giá trị truyền thống.


Được sửa bởi Cát Vàng ngày Sat May 22, 2010 10:34 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/catvang2188/
Cát Vàng
Super Moderator
Super Moderator
Cát Vàng


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 08/06/2009
Age : 35

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI   NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI EmptySat May 22, 2010 10:32 pm

PHẦN 3: NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ TRANG PHỤC HIỆN NAY VÀ TƯƠNG LAI.

Mỗi dân tộc co môt trang phục riêng, ý niệm riêng về việc đánh giá trang phục,việc duy trì thứ trang phục đặc trưng của dân tộc có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ gìn nếp văn hiến của dân tộc đó bởi trang phục không chỉ là quần áo mặc ngoài nói chung mà còn thể hiện quan niệm , cách nhận thức đánh giá của dân tộc đó về xã hội về thế giới xung quanh.

Tuy nhiên, một xã hội phát triển, văn minh là một xã hội có văn hoá, có tri thức bên cạnh những giá trị truyền thống dân tộc cần phải tiếp thu chọn lọc những thàng quả mà dân tộc khác có được. Ngày nay, trong xã hội công nghiệp khoảng cách, ranh giới của các quốc gia dân tộc không còn bị hạn chế, việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội, văn hoá trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì các luồng văn hoá phản động, trang phục phản động dù đến với hình thức nào đang bào mòn các gúa trị chuẩn mực truyền thống, triết lí truyền thống về trang phục.

Chúng ta rất tự hào về nền văn hoá của dân tộc ta nhưng việc tếp nhận giữ gìn cải biến trang phục phù hợp với xu thế của thời đại mà vẫn giữ được nét thẩm mỹ riêng về trang phục, quan niệm riêng về trang phục là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Về phương diện nào đó việc thay đổi trang phục không tính đén ý thức dân tộc mà chạy theo lối Âu hoá ảnh hưởng rất lớn đến lối sống, quạn niệm của người dân đặc biệt là nam nữ thanh niên, tình trạng đó hiện nay xảy ra rất nhiều nhất là ở các đô thị. Việc ăn mặc “ thời trang”, tân thời có khi là sexy... đang là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà chức trách về sự xói mòn một lối sống, một quan niệm sống.

Hiện nay, bên cạnh những trang phục công nghiệp thì việc duy trì phát huy những trang phục truyền thống trên các diễn đàn, lễ hội, các hoạt động văn hoá có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn thuần phong mỹ tục, nét thanh lịch của người dân. Những người phụ nữ biết làm đẹp là những người biết ăn mặc linh hoạt, kín đáo, gọn gàng, đoan trang không phô trương lố bịch, ăn mặc gọn gàng trang nhã...đó là những người giữ được nét đặc trưng riêng của dân tộc về trang phục.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/catvang2188/
Sponsored content





NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI   NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI Empty

Về Đầu Trang Go down
 
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» những lế hội trong tháng 8 âl
» Nét độc đáo trên trang phục của phụ nữ Pà Thẻn
» QUY TẮC VIẾT HOA TRONG TIẾNG VIỆT.
» TÍNH TRỘI CỦA YẾU TỐ NỮ TRONG HỆ THỐNG TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM.
» YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến