TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Trân trọng giới thiệu bài viết của GS. Henry A. Kissinger - những người quan tâm đến Việt Nam - Toàn cầu hoá nên đọc bài này

Go down 
Tác giảThông điệp
Trần Thanh Bắc
New member
New member
Trần Thanh Bắc


Tổng số bài gửi : 6
Join date : 10/04/2011
Age : 36
Đến từ : Vietnamese Studies

Trân trọng giới thiệu bài viết của GS. Henry A. Kissinger - những người quan tâm đến Việt Nam - Toàn cầu hoá nên đọc bài này Empty
Bài gửiTiêu đề: Trân trọng giới thiệu bài viết của GS. Henry A. Kissinger - những người quan tâm đến Việt Nam - Toàn cầu hoá nên đọc bài này   Trân trọng giới thiệu bài viết của GS. Henry A. Kissinger - những người quan tâm đến Việt Nam - Toàn cầu hoá nên đọc bài này EmptyFri Apr 22, 2011 8:18 pm

TOÀN CẦU HOÁ VÀ NHỮNG KẺ BẤT BÌNH
Lần đầu tiên trong lịch sử, một hệ thống kinh tế toàn cầu thống nhất đã hiện hữu với triển vọng thịnh vượng khó mà tưởng tượng ra được. Cùng lúc đó, mâu thuẫn thay, quá trình toàn cầu hoá lại kích thích chủ nghĩa dân tộc đe doạ lại chính bản thân nó.

Tiền đề cơ bản của toàn cầu hoá là sự cạnh tranh sẽ tạo ra những thực thể hiệu quả nhất, một quá trình được định nghĩa là bao gồm những người thắng và kẻ bại. Những kẻ thường xuyên thất bại sẽ hướng về những thể chế chính trị của mình để tìm giải pháp. Chắc chắn họ sẽ không thể được xoa dịu bằng những lợi ích lớn hơn cái giá của toàn cầu hoá. Hơn nữa, để giữ thế cạnh tranh, nhiều quốc gia đã bắt buộc phải hạn chế quyền lực của những thể chế xã hội – nhiệm vụ luôn tạo ra những phản đối trong nước. Khi thất vọng về kinh tế dâng cao, xu hướng này có thể sẽ được nhân rộng. Cuộc tranh luận về chính sách thương mại trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ là một ví dụ như vậy.
Ở các nước công nghiệp, toàn cầu hoá ảnh hưởng đến chính trị trong nước theo cách: tăng năng suất tạo ra nghịch lý giữa thịnh vượng và thất nghiệp. Trong khi đó, các công việc chân tay dần được lao động nước ngoài thay thế. Sự xung đột văn hoá và chủ nghĩa dân tộc cản trở phát triển. Do đó, những biến thể của chủ nghĩa bảo hộ xuất phát từ nguyên nhân nội tại.
Xu hướng đó xảy ra ngay cả trong những khu vực năng suất cao của thế giới công nghiệp. Được kết nối bởi Internet với những thể chế công nghiệp và tài chính trên khắp thế giới, các công ty xuyên quốc gia hoạt động trên thị trường toàn cầu, có các công nhân làm việc lâu hơn nhiệm kỳ của chính phủ và có ít hạn chế hơn trong các phân tích của mình.
Những công ty còn phụ thuộc vào nền kinh tế trong nước lại không có những cơ hội như vậy. Nhìn chung họ thuê lao động với mức lương thấp nhất và triển vọng ảm đạm nhất. Họ có xu hướng dựa nhiều vào những thị trường hạn chế và chính trị trong nước. Chính vì thế, các công ty xuyên quốc gia ủng hộ tự do thương mại và tự do luân chuyển của dòng vốn trong khi các công ty trong nước và các nghiệp đoàn lại bỏ phiếu cho chủ nghĩa bảo hộ.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế rõ ràng đã phóng đại xu hướng này. Hệ thống tài chính toàn cầu hoá, trong khi duy trì sự tăng trưởng bền vững, lại đã tạo ra những cuộc khủng hoảng chu kỳ gần như được báo trước: ở Mỹ Latinh trong những năm 1980, ở Mexico năm 1994, ở Nga năm 1998, ở Mỹ năm 2001 và giờ đã bắt đầu lại một lần nữa từ năm ngoái.
Trong khi mỗi cuộc khủng hoảng có một nguyên nhân khác nhau, đặc điểm chung của chúng là do hoạt động đầu cơ và sự đánh giá thấp rủi ro hệ thống. Qua từng thập kỉ, vai trò của đầu cơ nguồn vốn ngày càng lớn. Trong hoạt động đầu cơ, sự nhanh nhạy là yếu tố sống còn. Tham gia ngay khi nhìn thấy cơ hội và thoát khỏi lúc có dấu hiệu đầu tiên của khó khăn, đầu cơ nguồn vốn thường xuyên có mặt trong những vụ bong bóng và các chu kỳ khủng hoảng.
Toàn cầu hoá có lẽ có tác động chiến lược lên hai cấp độ: Thứ nhất, liệu có những ngành công nghiệp "bất khả xâm phạm" đối với an ninh quốc gia, nơi mà đầu tư nước ngoài bị hạn chế hoặc thậm chí bị loại trừ? Thứ hai, ngành công nghiệp nào phải được bảo vệ để duy trì khả năng quốc phòng của nước Mỹ? Thật khó có câu trả lời thoả đáng. Nhưng đây không phải là lý do né tránh những điều mà lợi ích quốc gia phải đối mặt.
Hệ thống quốc tế, do đó, gặp phải mâu thuẫn. Sự thịnh vượng của nó phụ thuộc vào thành công của toàn cầu hoá, nhưng chính quá trình này lại tạo ra những điều đi ngược lại sự kì vọng. Những nhà quản lý của toàn cầu hoá không có nhiều sự lựa chọn trong các tiến trình chính trị của mình. Những giải pháp của họ không đồng nhất với những nhà quản lý kinh tế. Khoảng trống này phải được loại bỏ hoặc thu hẹp lại tới mức thấp nhất.
Để bắt đầu, tôi đề nghị một số cách thức sau:
Hành động đầu tiên là phải nhận ra rằng những vấn đề này là nhược điểm của thành công. Tranh luận về khiếm khuyết của quá trình toàn cầu hoá không nên nhằm vào khuôn khổ khái niệm cơ bản của nó, như những gì đã xảy ra quá thường xuyên trong chiến dịch tranh cử Tổng thống. Các nhà lãnh đạo chính trị phải tránh – không khuyến khích – chủ nghĩa bảo hộ đã dẫn đến thảm hoạ trong những năm 1930.
Những giới hạn an ninh quốc gia đối với toàn cầu hoá nên được thiết lập dựa trên tiêu chuẩn quốc gia hơn là bỏ mặc cho những nhóm gây áp lực, vận động hành lang và lợi ích chính trị. Tại Mỹ, Chính phủ sắp tới nên thành lập một uỷ ban hai đảng ở cấp độ cao nhất để nghiên cứu những gì tạo nên cơ sở công nghiệp và kỹ thuật chiến lược của Mỹ, và những biện pháp để bảo vệ nó. Ưu tiên hàng đầu của nó phải là một cái nhìn nghiêm khắc về hệ thống giáo dục đã tạo ra quá ít kỹ sư và kỹ thuật viên trong so sánh với các đối thủ của nước Mỹ. Tiêu chuẩn phải là điều cần thiết đối với an ninh quốc gia, chứ không phải bảo vệ các doanh nghiệp khỏi cạnh tranh cần thiết cho tăng trưởng toàn cầu. Đó là việc không dễ dàng, và nỗ lực này đòi hỏi hy sinh những toan tính chính trị. Nhưng đây là vấn đề không thể tránh khỏi và nếu không giải quyết sẽ trở nên cực kỳ khó khăn.
Các viện kinh tế quốc tế cần phải thích nghi với các thách thức hiện nay. Hội nghị Thượng đỉnh thường niên G8 bắt đầu từ 1975 với tư cách là cuộc gặp của sáu nước công nghiệp hàng đầu nhằm xây dựng tương lai kinh tế và xã hội trong suốt cuộc khủng hoảng năng lượng đầu tiên (Canada gia nhập năm 1976, Nga gia nhập năm 1998). Tại cuộc họp đầu tiên ở Rambouillet, Pháp, mỗi nước chỉ có ba đại biểu tham dự, gồm cả Tổng thống, để đàm phán thẳng thắn với nhau. Kể từ đó, các cuộc họp tiếp sau đã diễn ra với các đoàn đại biểu đông đảo, bàn thảo những vấn đề chính trị quan trọng.
G8 nên trở lại với mục đích ban đầu của nó, tập trung chủ yếu vào những vấn đề ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu trong dài hạn, bao gồm cả việc mang lại cơ hội cho những xã hội tụt hậu phía sau trong quá trình toàn cầu hoá. Trong quá trình này, Ấn Độ, Trung Quốc và có thể cả Brazil cần phải được tham gia.
Nhóm G7 khởi đầu nên tiếp tục gặp gỡ nhau ở cấp độ bộ trưởng tài chính trong suốt các phiên họp G8. Nhóm G7 này nên chịu trách nhiệm, nhiều hơn cả, trong việc giải quyết sự méo mó xã hội gây ra bởi toàn cầu hoá.
IMF hiện đang hoạt động theo cơ chế vô chính phủ. Nó đã đứng ngoài cuộc trong cuộc khủng hoảng tài chính đầu thế kỉ 21, khởi nguồn từ khối kinh tế tư nhân. IMF đã tìm cách thích nghi, nhưng quá chậm chạp; tổ chức này cần phải được cải tổ.
Thực tiễn cho vay tạo ra khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đòi hỏi sự đối phó khẩn cấp và sự hợp tác quốc tế sâu rộng hơn. Sự lãng phí và tảng lờ đã xuất hiện rất lâu trước khi khủng hoảng xảy ra. Chúng có được bởi những sáng kiến công cụ tài chính khuyến khích đầu cơ trong khi làm nhẹ đi bản chất của các nghĩa vụ. Trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, những người cho vay không có khả năng ước tính được mức độ các nghĩa vụ và không hiểu được hết ý nghĩa của các cam kết của mình.
Cần phải đối mặt với rủi ro. Có sự mâu thuẫn ngầm khi các thực thể tài chính được phép tạo ra những khoản lợi nhuận kếch sù và quản lý rất nhiều tài sản và sau đó, khi điều kiện thay đổi, lại tuyên bố rằng họ quá lớn để phá sản, yêu cầu sự giúp đỡ từ những người đóng thuế. Các tổ chức tài chính, dù là ngân hàng đầu tư hay các quỹ đầu cơ, cần phải hoạt động theo cách bảo vệ lợi ích của những người dân đóng thuế.
Nói tóm lại, nếu khoảng cách giữa trật tự kinh tế và chính trị không được thu hẹp lại, hai cấu trúc này sẽ cùng làm suy yếu lẫn nhau.

Henry A. Kissinger

Về Đầu Trang Go down
 
Trân trọng giới thiệu bài viết của GS. Henry A. Kissinger - những người quan tâm đến Việt Nam - Toàn cầu hoá nên đọc bài này
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hướng tới châu Phi: Chính sách quan trọng của Việt Nam
» Video liên quan bài viết: Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần 3
» Video liên quan bài viết: Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần 3 (2)
» NHỮNG QUAN HỆ VÀ TÁC ĐỘNG GIỮA DU LỊCH VÀ CÁC NGÀNH KINH TẾ
» DÀNH CHO NHŨNG NGƯỜI QUAN TÂM TỚI LĨNH VỰC QUẢNG CÁO

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN :: Đổi mới và Hội nhập-
Chuyển đến