Tiến sĩ khoa học là một danh xưng khoa học ở Việt Nam kể từ thời điểm có hiệu lực của Luật Giáo dục năm 1998 [1]. Danh xưng này được sử dụng và áp dụng đối với những cá nhân có bằng tiến sĩ của các nước Liên Xô và Đông Âu cũ (học vị doktor nauk), hoặc có bằng tiến sĩ nhà nước (doctorat d'Etat) của Pháp, ... Đây là một khái niệm mang tính lịch sử vì trước đó Việt Nam có hệ thống văn bằng sau đại học tương tự như hệ thống của các nước Liên Xô và Đông Âu cũ, nghĩa là cũng có học vị tiến sĩ và phó tiến sĩ như của các quốc gia này. Khi đất nước mở cửa và hội nhập, học vị tiến sĩ theo hệ thống học vị của Hoa Kỳ và các nước châu Âu cũng được chấp nhận. Việc này làm nảy sinh sự thiếu thống nhất trong hệ thống văn bằng quốc gia khi tồn tại hai loại học vị tiến sĩ của hai hệ thống khác nhau cùng với một học vị phó tiến sĩ trong khi Luật Giáo dục quy định cả nước chỉ có duy nhất một học vị tiến sĩ. Để giải quyết vấn đề này, thông qua một quyết định hành chính gây không ít tranh cãi trong giới khoa học và chuyên môn, học vị phó tiến sĩ trước đây sẽ được đổi thành học vị tiến sĩ, học vị tiến sĩ theo hệ thống cũ sẽ được đổi thành tiến sĩ khoa học. Nghĩa là, bằng tiến sĩ do các nước Liên Xô và Đông Âu cũ, bằng tiến sĩ do Việt Nam cấp trước đây, bằng tiến sĩ nhà nước, bằng tiến sĩ ha-bi, ... sẽ được gọi là bằng tiến sĩ khoa học, bằng phó tiến sĩ sẽ được gọi là bằng tiến sĩ giống như các bằng tiến sĩ khác.
Thuật ngữ, học vị và văn bằng tiến sĩ khoa học (tiếng Latin: Scientiae Doctor) nếu được dịch nguyên văn theo nghĩa đen từ các ngôn ngữ khác nhau có thể tương đương với thuật ngữ tiến sĩ khoa học ở Việt Nam hay không tùy từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào từng thời điểm lịch sử và cũng tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Thông thường, khái niệm tiến sĩ khoa học (Doctor of Science) chỉ đơn thuần là tiến sĩ về khoa học, với mục đích phân biệt với tiến sĩ ở các ngành khác như tiến sĩ giáo dục (Doctor of Education), tiến sĩ kỹ thuật (Doctor of Engineering), ...
Tiến sĩ (tiếng Anh: Doctor of Philosophy, thường được viết tắt là PhD) là một học vị do một trường đại học cấp, sau khi nghiên cứu sinh tốt nghiệp khóa học sau đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Trước thập niên 1990 ở Việt Nam học vị này có tên gọi là phó tiến sĩ, nay đã đổi thành tiến sĩ; còn tiến sĩ cũ gọi là tiến sĩ khoa học.
Trong giai đoạn phong kiến, tại các cuộc thi Nho học của Việt Nam, học vị tiến sĩ được trao cho những người đỗ tất cả ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình, được ghi danh trong khoa bảng (trừ thời nhà Nguyễn, có thêm học vị Phó bảng không phải là tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ ba kỳ thi trên). Thời nhà Trần những người đỗ tiến sĩ được gọi là Thái học sinh.
Học vị là văn bằng do bộ giáo dục cấp cho người đã tốt nghiệp 1 trình độ tương đương: Hết phổ thông => Tú Tài (nay ko còn gọi như vậy), Đại học => Cử nhân, Sau đại học gồm có: học xong Cao học => Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh => Tiến sĩ. (thời điểm hiện tại).
Học hàm là danh hiệu được nhà nước trao tặng cho những người có học vị trên cơ sở xem xét sự cống hiến: theo số tiết giảng dạy, số đề tài nghiên cứu được ứng dụng, số luận văn, luận án đã hướng dẫn,... Học vị ở Việt Nam có Phó giáo sư, Giáo sư.
Viện sĩ là một danh hiệu cao quý được bầu xét cho một thành viên của một Viện hàn lâm khoa học của một quốc gia.
Đó là những hiểu biết của tôi về hệ thống học hàm, học vị ở Việt Nam hiện nay. Những danh hiệu học hàm, học vị này có sự khác nhau giữa các quốc gia, và những thời điểm khác nhau.
Vấn đề thứ 2: trong các hồ sơ ghi "trình độ văn hóa" là sai lầm. Phải là "trình độ học vấn". Ngày trước người ta hay đồng nhất 2 khái niệm này nhưng hiện nay thì không. Vì người có trình độ học vấn chưa chắc đã có văn hóa và ngược lại. Trong hồ sơ xin việc có ghi "
Trình độ học vấn: 12/12" là đúng. Vì ngày trước có người ghi là "
Trình độ văn hóa: Không nói tục chửi bậy"
Xin cảm ơn bạn đã tham gia diễn đàn. Chúc bạn vui, khỏe.