TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Xẩm_Nét văn hoá Việt đang dần mai một.

Go down 
Tác giảThông điệp
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 35
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Xẩm_Nét văn hoá Việt đang dần mai một. Empty
Bài gửiTiêu đề: Xẩm_Nét văn hoá Việt đang dần mai một.   Xẩm_Nét văn hoá Việt đang dần mai một. EmptySun Apr 05, 2009 11:45 am

(Phải Ghi rõ nguồn và tác giả khi bạn muốn lưu hành bài viết này)

"Nghìn thu gặp hội thái bình

Trải xem phong cảnh khắp thành Thăng Long..."


Những câu hát xẩm rộn ràng tưởng chỉ còn trong miền ký ức, sau mấy chục năm ngắt quãng giờ lại rạo rực báo hiệu mùa xuân đang tràn về khắp 36 phố phường. Chúng tôi tìm tới nhạc sĩ (NS) Thao Giang, người cả đời chỉ một tâm huyết trả lại cho Hà Nội những câu hát xẩm đặc sản vốn thuộc về mảnh đất thiêng ngàn năm.
Trả xẩm về cho Hà Nội và mùa xuân

Một buổi sáng áp xuân Mậu Tý, nhâm nhi chén trà mạn, NS Thao Giang nhớ lại: Mọi sự bắt đầu thật tình cờ, vài năm trước, có nhà quản lý văn hóa Hà Nội (HN) tâm sự rằng HN, nơi hội tụ tinh hoa cả nước không thiếu loại hình âm nhạc truyền thống nào nhưng lại chẳng có một loại nào riêng, thành ra đi đâu cũng ngại... "đụng hàng". "Có chứ!" - NS Thao Giang nói chắc như đinh. Để đủ sức thuyết phục, ông ngâm nga mấy câu: Sáng giăng chia nửa vườn chè/Một gian nhà nhỏ đi về có nhau..." rồi hỏi: "Thế theo ông đây là cái gì nào?" "Hình như là xẩm" - nhà quản lý đáp. "Vâng! Đây chính là xẩm tàu điện. Không là đặc sản HN thì của ai?". Quả thật vậy, tàu điện xuất hiện ở ta từ thời kỳ Pháp thuộc nhưng chỉ có duy nhất ở HN thì xẩm tàu điện làm sao có thể thuộc về nơi nào khác? Sau đó xẩm tàu điện đại diện cho HN tham dự một liên hoan dân ca toàn quốc và gây được chú ý.

NS Thao Giang cho biết: Tuy khác với dòng xẩm chốn thôn quê nhưng đều chung một nguồn gốc. Ngày xưa nghệ nhân xẩm thường đi hát rong, chọn chỗ đông người như bến sông, bãi chợ để "mua vui cho đời". Nhưng dù đi đâu thì cứ giữa mùa xuân, ngày 22 tháng 2 âm lịch, họ lại đổ về nhà ông trùm xẩm ở HN, hoặc trùm xẩm của vùng để làm lễ giỗ tổ hát xẩm. Điểm thú vị, theo NS Thao Giang là: "Dù đời sống vô cùng khó khăn nhưng người hát xẩm luôn tự hào bởi nguồn gốc xẩm cao quý. Tương truyền, ông tổ nghề xẩm là Trần Quốc Đĩnh, một trong hai hoàng tử con vua Trần Nhân Tông. Ông đã ban cho người khiếm thị, nghèo khó nghề đàn hát để tự nuôi bản thân. Vị hoàng tử ấy thác vào mùa xuân nên xẩm còn là loại hình âm nhạc gắn với mùa xuân".

Càng tìm hiểu xẩm và điệu tàu điện càng thấy đam mê. Có lẽ vì thế mà hơn hai chục năm trước, NS Thao Giang đã từ bỏ cả cương vị Phó khoa Âm nhạc truyền thống ở Nhạc viện HN để dồn vào nghiên cứu mong có ngày chấn hưng xẩm cho dân tộc và hồi sinh điệu tàu điện cho HN. NS tâm sự: Không quyến rũ sao được khi người hát có cuộc sống khó khăn là thế, vậy mà đến lúc họ cất giọng chỉ thấy một tinh thần lạc quan, yêu đời. Song, mãi tới lần xẩm tàu điện được là đại diện cho HN dự liên hoan kia thì mong muốn trả điệu xẩm này cho HN lại tràn trề và ông quyết định "dựng cờ khởi nghĩa". Cái khó là không kinh phí nên phải nhắm tới những nhà nghiên cứu, nghệ sĩ tâm huyết với nghề, muốn đóng góp cho HN trước ngưỡng cửa 1.000 năm để "chiêu tụ". Không ngờ ai cũng sẵn lòng tham gia, như: GS.TS. Phạm Minh Khang, NSND Xuân Hoạch, NSƯT Văn Ty, NSƯT Thanh Ngoan...

Mùa xuân 2006, album "Xẩm Hà Nội" (NXB Âm nhạc) ra mắt. Ghi nhận những đóng góp cho HN, UBND quận Hoàn Kiếm đã dành cho nhóm một chiếu xẩm ngay đúng phố cổ, nơi xưa kia có tàu điện đi qua. Hơn ai hết, NS Thao Giang là vui nhất trước món quà tuyệt vời này bởi như thế, tâm nguyện trả lại cho HN một nét văn hóa đường phố đặc sắc của 36 phố phường đã thành hiện thực. Đến nay, cứ tối thứ bảy, tại khu chợ đêm Hàng Đào - Đồng Xuân lại rộn vang những câu xẩm mùa xuân.

Bộn bề công việc ngày xuân

Món quà đầu xuân đầy ý nghĩa đến với NS Thao Giang cùng các cộng sự đó là đã chính thức nhận được lời mời của NXB Âm nhạc tham gia dự án âm nhạc chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Theo đó xẩm lần đầu sẽ "sánh vai" cùng ca trù, hát văn - những đặc sản vốn cũng gắn liền với HN và mùa xuân. Điều đáng nói ở đây là tôn vinh xẩm đúng với giá trị và vị trí vốn nó phải có. Dự án cũng là sự ghi nhận ca trù, hát văn và xẩm là 3 loại hình âm nhạc truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần người HN. Nếu hát văn phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, ca trù dành cho giới thượng lưu thì hát xẩm đại diện cho văn hóa đường phố, cho số đông người dân.

"Có được tất cả những thành quả, những niềm vui hôm nay, chúng tôi phải ghi nhớ tới công ơn tổ tiên đã sinh ra và truyền lại cho con cháu một báu vật vô giá trong đời sống tinh thần" - NS Thao Giang nói. Ông tiếp tục dòng tâm sự: "Trong những lần về các địa phương tìm gặp nghệ nhân đã từng đặt chân tới HN để hát xẩm, chúng tôi mới biết được điều trăn trở của các cụ. Cụ Hà Thị Cầu (Ninh Bình) chỉ mong sao lại có ngày giỗ tổ hát xẩm". Từ đó NS Thao Giang lúc nào cũng đau đáu phải khôi phục lễ giỗ tổ nghề xẩm. Thật may nguyện vọng của ông được nhà văn Thế Khoa hợp lực, họ đã mạnh dạn gửi đề nghị lên Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ngay lập tức được chấp nhận. "Năm nay chúng tôi sẽ tổ chức lễ giỗ tổ vào đúng ngày 22/2 âm lịch tại HN; lễ giỗ cũng chính là hoạt động mở đầu cho Liên hoan Hát xẩm và Trống quân Việt Nam lần thứ nhất - NS Thao Giang cho biết. Cũng từ những chuyến đi điền dã tới thăm nghệ nhân, mới thực sự thấu hiểu hoàn cảnh sống hết sức khó khăn của các cụ. Từ mong muốn giúp các nghệ nhân đón cái Tết vui vẻ, đầy đủ, NS Thao Giang tiếp tục bàn với các cộng sự và họ đã quyết tâm tổ chức chương trình: Đêm Xẩm và Trống quân mừng xuân Mậu Tý. Chương trình diễn ra ngay trước ngày Tết Ông Táo tai Nhà hát lớn Hà Nội.

(Tôi cũng sẽ đăng một số ca khúc Xẩm do NSND Văn Tỵ thể hiện. Mời các bạn vào Box Âm Nhạc để nghe.)

Tiều Phu Tống Minh Vương
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 35
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Xẩm_Nét văn hoá Việt đang dần mai một. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xẩm_Nét văn hoá Việt đang dần mai một.   Xẩm_Nét văn hoá Việt đang dần mai một. EmptyThu Apr 09, 2009 1:25 pm

Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
 
Xẩm_Nét văn hoá Việt đang dần mai một.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Khặp Thái: Nét đẹp văn hoá ở Mường Lát
» Văn miếu Xích Đằng_ Hưng Yên.
» Tìm về Bản sắc Văn hoá Việt Nam và Cơ sở Văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm.
» Sức đề kháng dân tộc qua dạng hình văn hóa
» Con Trâu và nền Văn hoá Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến