TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Sức đề kháng dân tộc qua dạng hình văn hóa

Go down 
Tác giảThông điệp
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 35
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Sức đề kháng dân tộc qua dạng hình văn hóa Empty
Bài gửiTiêu đề: Sức đề kháng dân tộc qua dạng hình văn hóa   Sức đề kháng dân tộc qua dạng hình văn hóa EmptySun May 04, 2008 8:33 am

Sau hơn 3 thập niên đất nước chúng ta hòa bình thống nhất, giang san quy về một cõi, hiện tượng thù hận ngày xưa giờ đây cũng được chôn vùi theo chu kỳ quay của trái đất.
Kẻ ở người đi hay người đi kẻ ở không còn là sự cách ngăn bởi yếu tố không gian. Ngay cả người lái đò trên dòng sông Thu Bồn năm nào giờ đây tóc đã ngả màu sương gió. Nhưng từ tâm thức, ông lái đò đã hát lên những ca trù mang sắc màu dân tộc. Ông đã hát, hát cùng với sự đổi mới của quê hương, hát với niềm tin ngày mai đón mừng mùa Xuân tới. Ông hát, hát cho mình, hát cho người và hát với đời bằng cả trái tim lẫn tấm lòng, hát với lòng tự hào về một dân tộc trải qua bao bể dâu, dâu bể, huynh đệ tương tàn. Nhưng rồi, cho đến hôm nay, vết thương được vá lại, tay trong tay, cùng nhau xây dựng nhà Việt Nam.
Được thế, nhờ ở tính nhân văn của mỗi người Việt Nam. Chúng ta thừa hưởng giá trị nhân bản từ lòng từ bi của Đức Phật Thích Ca và tấm lòng vị tha, bác ái từ Chúa Jesus. Bên cạnh sự lớn dậy ấy, Nho giáo đã đóng một vai trò và vị trí tích cực vào đời sống người Việt Nam, Nho Giáo đã nhập thế bằng phương châm hành động, giúp đời hành đạo cùng với một xã hội bình trị và công bằng. Nó là một thứ "khế uớc xã hội" hay "di chúc truyền nhân" đi trước khuôn mẫu của Rousseau. Nó đến được, sống và ở cùng sĩ phu Việt Nam. Từ đó, được ra đời nguyên tắc trị nước bằng Luật Hình Thư đời Lý, Hình Luật đời Trần và Bộ luật Hồng Đức đời Lê. Cả 3 nguyên tắc trị nước an dân từ thời Lý, Trần, Lê đã đi trước các đạo luật Tây phương. Như bộ luật Hồng Đức đã đề cập đến vấn đề cho phép ly hôn, thừa kế di sản. Hình Luật đời Trần công bố quyền phụ nữ được bình đẳng và Luật Hình thời Lý cho phép biện hộ tử tội trước khi thi hành án lệnh.
Hầu hết các hiện tượng dân tộc được bắt đầu từ các manh nha ngoại bang mang đến. Đó là nguyên nhân khai sinh ra các phong trào yêu nước được phát sinh từ quần chúng. Quần chúng là cái nôi của di sản cách mạng, là sự bắt đầu từ A-Z. Cho nên Bình Ngô Đại Cáo được ra đời từ cá nhân quần chúng, đúng với thời điểm lịch sử, đáp ứng khát vọng dân tộc. Còn Hịch Tướng Sĩ là lời hiệu triệu quốc dân, kêu gọi lòng yêu nước của mọi người, tay trong tay cùng nhau đánh đuổi ngoại bang. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã dựa vào dân tộc, lấy dân tộc làm gốc, khai sinh ra chủ thuyết "Nam Quốc Anh Hùng". Từ đó, Người đã "Đại Cáo" một quyết tâm đánh đuổi quân thù. Đây là một thuyết mang đầy tính tư duy dân tộc của Nguyễn Huệ. Để rồi, từ Phú Xuân, người thanh niên Nguyễn Huệ trở thành Đại Đế Quang Trung và thành lập một cơ chế chính quyền có đầy đủ hệ thống pháp quyền trước cả John Lock (người khai sinh ra tam quyền phân lập).
Nguyễn Trãi sau khi tiễn thân phụ Nguyễn Phi Khanh bị đày nơi biên ải, hành trang trở lại trên vai là lời dặn của cha: "Hữu qui phục Quốc thù, khóc hà vi dã" (Hãy trở về mà trả thù cho nước, khóc lóc làm chi). Từ đó, Nguyễn tiên sinh đã "báo thù" cho nước và cho cha, lấy tình nước đặt trên tình nhà. Do đó, lý ra Nguyễn Trãi đã phù Trần, ngược lại Nguyễn Trãi đã đặt tình nước lên trên, nên bỏ Trần run rủi đến Lam Sơn cùng với Nguyễn Xí, Lê Lai, Đinh Lễ phù Lê chống Minh khởi nghiệp nhà Lê sau này. Ngay từ đầu, Nguyễn Trãi đã có một tầm nhìn viễn kiến, Người biết rằng, đã đến lúc lòng dân Đại Việt hợp với lòng Trời, Trời thương dân Việt nên Trời đã chiều lòng người (Thiên căng vụ dân, dân chi sở dục, thiết tất tòng chí). Trời và người cùng đập một nhịp tim và Trời hiểu được khát vọng của dân tộc chúng ta. Đó là lẽ Trời hợp với lòng người mà Nguyễn Trãi đã thiết tha với tiền đồ dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Lê Lợi là hình ảnh của một nhà lãnh đạo kiệt xuất, còn ở Nguyễn Trãi chúng ta thấy ông là nhà chiến lược đại tài. Ấy chính là ý Trời để "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần". Nếu trong cuộc kháng chiến chống Minh, thiếu một trong hai người thì chưa chắc đã thành công.
Cụ Sào Nam Phan Bội Châu, linh hồn của phong trào Đông Du, cho rằng muốn chống lại bọn "Bạch Quỷ", người mình chỉ có phương pháp bạo động và bạo động thì mới đánh đuổi được thực dân. Cụ đã tìm cách đưa sinh viên du học sang Nhật để học hỏi kỹ thuật. Cụ cùng Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đã tìm cách vận động chính giới Nhật ủng hộ cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Khác với cụ Sào Nam, cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh đã sang Nhật và bàn bạc cùng cụ Sào Nam. Sau đó cụ Tây Hồ đã tách khỏi con đường bạo lực của cụ Phan Sào Nam, Cụ cho rằng trong thời điểm ấy dân ta còn quá lạc hậu, chưa thể nào chống Tây được. Cụ đã dùng chính sách "gậy ông đập lưng ông" nghĩa là khi Tây đến Việt Nam họ đưa ra chiêu bài khai hóa. Giờ đây cụ đòi hỏi người Tây phải thi hành từ ngữ khai hóa. Để thay đổi tư duy con người, bắt kịp với nền văn minh Tây phương, cụ tổ chức phong trào mặc quần áo Tây, tóc cắt ngắn, bỏ lệ nhuộm răng đen và chống nạn mù chữ. Đối với Phan Tây Hồ kẻ thù của dân tộc ta bấy giờ là đám quan lại nhà Nguyễn, truyền nhân của chế độ phong kiến, tay sai của bọn thực dân. Mặc dầu Tây Hồ Phan Châu Trinh chủ trương Tây học, tuy nhiên bên cạnh những "đổi mới" ấy, cụ luôn luôn nêu cao tinh thần Nho giáo, quý trọng lễ nghi, phép tắc và cội nguồn.
Sự khác biệt giữa Sào Nam Phan Bội Châu và Tây Hồ Phan Châu Trinh chỉ là sự khác biệt ở hệ tư tưởng nhân văn. Tuy nhiên, cho dù có khác biệt chăng nữa thì cả hai nhà chí sĩ cũng đã có cùng mẫu số dân tộc. Cho nên, sự phục hoạt dân tộc là nhu cầu vượt trội lên trên các định kiến. Do đó, định kiến khác biệt giữa hai nhà chí sĩ họ Phan chỉ là mô hình đi tìm đồng thuận cho dân tộc. Cho nên những định kiến khác biệt ấy tự nó giải thể, để rồi cũng tự nó đã tạo nên những bước đi thời đại hợp với lòng người và thuận với lòng Trời. Điều này đã thể hiện qua hai câu đối ngày đám tang cụ Phan Châu Trinh:
Cùng giống Việt, người thế này, người thế nọ, nước nhà lắm nỗi!
Cùng họ Phan, ông vội về, ông vội thác, ý Trời sao đây?
Hay
Tính linh về với quốc hồn, tiên sinh không chết
Ưu ái chưa tròn tâm sự, dân chúng tiếc thương!
Khi tiếng súng đại pháo đầu tiên thổi vào lòng chảo Điện Biên, kẻ thù của chúng ta là De Castries đã giật mình tự hỏi: làm sao lực lượng Việt Minh có thể mang đại pháo lên đồi? Động từ "mang đại pháo lên đồi" đối với thực dân là điều khó khăn, ngoài sự tiên liệu của tướng giặc. Nhưng với ước vọng giải phóng dân tộc, giành lại độc lập trong quá trình 80 năm bị đô hộ, dân tộc chúng ta đã chiến thắng vinh quang trong mặt trận Điện Biên Phủ, buộc thực dân phải trao trả độc lập cho nước nhà. Chiến thắng Điện Biên ngày 7 tháng 5 năm 1954 được đánh dấu cho sự cáo chung của một chế độ thuộc địa tàn ác dã man. Chiến thắng ấy đã bước sang ngõ rẽ mới cũng giống như cuộc cách mạng 1789 của Pháp và tinh thần trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ. Cả ba, Cách mạng một bảy tám chín, đến Tuyên ngôn một bảy bảy sáu và Chiến thắng một chín năm tư là những sức đẩy nguyên tử nắm chặt vận mệnh đất nước, dang tay đưa cao, xây dựng định chế xã hội trên nền tảng công quyền và pháp quyền. Đó là niềm mong ước và chờ đợi của nhân dân ta hơn cả 1000 năm từ giặc Tàu cho đến 80 năm giặc Tây.
Từ chứng minh lịch sử, chúng ta khẳng định được rằng: cho dù giặc Tàu, giặc Tây hay bất cứ giặc nào đi nữa, khi xâm lăng đất nước Việt Nam, "giặc ấy" không sớm thì muộn rồi cũng phải nhận lãnh những hậu quả ê chề. Tiếng súng Điện Biên không phải là tiếng súng khởi đầu hay kết thúc, mà đó là tiếng súng tiếp nối truyền thống cha anh, đánh dấu cho một cuộc trường chinh chống trả ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trải dài theo lịch sử. Lịch sử ấy, đã nhuộm đỏ những giọt máu đào của cha ông chúng ta, tạo nên nhiều chiến công hiển hách cho giòng họ Bách Việt. Làm người Việt Nam có ai không ưỡn ngực tự hào? Ấy là tinh thần Nguyễn Trãi, ý chí Phan Tây Hồ và quyết tâm của Phan Sào Nam. Là kết tụ của những Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Tất cả trở thành cây đại thụ thử thách cuồng phong. Là người Việt Nam quyết tâm đoàn kết, gạt bỏ hận thù cùng nhau nắm tay xây dựng Tổ quốc vững bền thịnh vượng.
Và, mùa Xuân sẽ mãi mãi trở về trên quê hương ta.
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
 
Sức đề kháng dân tộc qua dạng hình văn hóa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phố cổ Đồng Văn - Điểm khám phá đầy ấn tượng
» văn học so sánh
» Văn hóa ngã tư
» Văn hóa Vùng & Phân vùng văn hóa ở Việt Nam
» Văn hoá làng xã ở Quảng Bình

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Các nghiên cứu Việt Nam học-
Chuyển đến