TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 LÝ THƯỜNG KIỆT–NGƯỜI THĂNG LONG.

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Hoàng Hưng
Người sáng lập
Người sáng lập
Hoàng Hưng


Tổng số bài gửi : 408
Join date : 27/04/2008
Age : 36

LÝ THƯỜNG KIỆT–NGƯỜI THĂNG LONG. Empty
Bài gửiTiêu đề: LÝ THƯỜNG KIỆT–NGƯỜI THĂNG LONG.   LÝ THƯỜNG KIỆT–NGƯỜI THĂNG LONG. EmptySun Aug 16, 2009 2:46 pm

LÝ THƯỜNG KIỆT–NGƯỜI THĂNG LONG.


Năm 1019, chín năm sau ngày Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, ở phường Thái Hòa (phía núi Cung, mé trên vườn Bách Thảo Hà Nội ngày nay), một chú bé của Thủ đô chào đời và sau này đã làm nên sự nghiệp lớn, cứu nước, yên dân. Đến thế kỷ XVIII, nhà sử học Lê Quý Đôn đã viết rằng chính sử Tống phải thừa nhận binh pháp "đánh đâu thắng đấy" của ông đã được Sái Diên Khánh nhà Tống mô phỏng và được Tống Thần Tông "cho là phải". Đó chính là Lý Thường Kiệt người anh dùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba.
LÝ THƯỜNG KIỆT–NGƯỜI THĂNG LONG. Ltk
Đền thờ Lý Thường Kiệt tại Thanh Hoá

Ông vốn họ Ngô, tên là Tuấn, người ở làng An Xá,huyện Quảng Đức (Cơ Xá, Gia Lâm - Hà Nội), con của Sùng Tiết Tướng Ngô An Ngữ, mẹ họ Hàn. Sùng Tiết Tướng Ngô An Ngữ đi tuần vùng biên giới, thuộc Thanh Hóa bị bệnh rồi mất vào năm 1031. Lúc bấy giờ Ngô Tuấn mới có 13 tuổi, được người chồng của cô đem về nuôi ăn học ở phường Thái Hòa (Hà Nội).

Bình sinh Ngô Tuấn là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn. Thời đó, đất nước mới độc lập, nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập còn nặng nề. Là con một võ tướng, Ngô Tuấn thích nghề võ và được dạy nghề võ. Hàng ngày, Ngô Tuấn thường luyện cung kiếm bày trận đồ, đêm chong đèn đọc binh pháp Tôn, Ngô. Theo Tây Hồ Chí và Long thành dật sự, Lý Công Ẩn, một vị tôn thất nhà Lý có tài nhưng không ra làm quan, đến ở làng Bái Ân mở trường dạy học. Ngô Tuấn đã theo học Lý Công Ẩn từ năm lên 7 tuổi cho mãi đến năm 20 tuổi.

Năm 1036, mẹ Ngô Tuấn mất lúc ông 18 tuổi. Ngô Tuấn cùng em lo đủ mọi nghi lễ tống táng theo tập tục thời bấy giờ. Người đời khen ông là người chí hiếu.

Lúc mãn tang, Ngô Tuấn được bổ chức kỵ mã hiệu úy là một chức quan nhỏ trong quân đội. Năm 1041, lúc 23 tuổi Ngô Tuấn được bổ vào ngạch thị vệ để hầu vua, giữ chức "Hoàng môn chi hậu" . Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, Ngô Tuấn được rời khỏi những chức vụ trong nội cung và đưa ra giúp việc nhà vua tại triều đình. Vì yêu mến tài năng của Ngô Tuấn vua đã cho ông mang họ vua, từ đó Ngô Tuấn mang tên Lý Thường Kiệt.

Năm 1061 miền Thanh – Nghệ không yên. Giặc quấy rối miền biên giới, một số thủ lĩnh miền núi nổi lên chống triều đình. Vua liền cử phong ông là Thái bảo, cầm "tiết việt", đi thanh tra các quan ở vùng Thanh - Nghệ. Kết quả năm châu, sáu huyện, ba nguồn, hai mươi bốn động miền Thanh – Nghệ đều được yên ổn. Lúc đó Lý Thường Kiệt 43 tuổi.

Năm 1069 Thánh Tông đi đánh Champa để yên mặt phía nam. Ông được cử làm tướng tiên phong, lập công lớn, vua phong Phụ quốc Thái úy, tước Khai quốc công và ban cho họ Lý (do đó có tên Lý Thường Kiệt).

Lúc bấy giờ ở Trung Hoa, nhà Tống gặp nhiều rối ren, Tể tướng Vương An Thạch đưa ra nhiều cải cách nhưng không có kết quả. Vua tôi nhà Tống mong tìm lối thoát bằng cách xâm lược Đại Việt. Khi nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước Việt, lúc hội đàm với các đại thần, ông là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc dám đề ra: "Ngồi yên đợi giặc sao bằng đem quân đánh trước để chặn các mũi nhọn của giặc". Đó là cơ sở của chiến lược "Tiên phát chế nhân" (ra tay trước, chế ngự địch). Ông nhìn xa trông rộng, lập lại khối đoàn kết trong triều, đề nghị Linh Nhân Thái hậu cho gọi Lý Đạo Thành về trao chức Thái phó, cùng bàn việc giữ nước. Bên trong giữ yên nội trị chuẩn bị kháng chiến chống ngoại bang.

Ngày 27 tháng 10 năm 1075 ông đem 10 vạn quân chia làm hai đạo đánh sang đất nhà Tống. Đạo quân thứ nhất do phó tướng Tôn Đản chỉ huy, gồm quân của các vùng dân tộc do Thân Cảnh Phúc, Vi Thư An, Hoàng Kim Mãn... dẫn đầu, đánh thẳng vào thành Ung Châu (Nam Ninh - Trung Quốc) theo đường bộ. Đạo quân thứ hai do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, theo đường biển đổ bộ vào Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông). Vào đất Tống, ông viết "Phạt Tống lộ bố văn" nói rõ lý do cuộc hành quân của mình là đập tan sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống và giúp nhân dân Hoa Nam thoát khỏi cảnh lầm than do Vương An Thạch cùng triều đình nhà Tống gây ra. Ông cũng ra lệnh cho quân không được động tới "cái kim sợi chỉ" của dân. Nhờ đó, quân ông đi đến đâu, quân Tống bị đánh tan đến đấy. Nhân dân Hoa Nam gọi ông là "cha họ Lý". Quân Việt tiến vào thành Ung Châu và sau một thời gian vây hãm đã hạ được thành. Thấy cuộc hành quân đã đạt kết quả, ông hạ lệnh rút quân về, chuẩn bị chống giặc.

Năm 1077, 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn sang Việt Nam ta. Ông cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn giặc rồi cho thủy quân đánh bại giặc ở vùng biển Quảng Ninh. Quân bộ của Quách Quỳ đánh đến sông Như Nguyệt bị chặn đứng. Nhiều trận chiến đấu quyết liệt xảy ra. Giặc Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).

Bài thơ bất hủ có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập khiến địch hoang mang. Tinh thần quân ta phấn chấn hẳn lên. Cuối cùng địch bị đánh hất về phía bên kia sông. Tướng giặc Quách Quỳ nao núng, ra lệnh “ai bàn đánh sẽ bị chém”. Chúng không dám mạo hiểm vượt sông.

Hơn một tháng trời cầm cự, quân địch bị kìm chân trước phòng tuyến sống Cầu, tiến thoái lưỡng nan. Thời cơ đến, ông tổ chức một trận quyết chiến, vượt sông đánh vào trại của giặc. Hơn một nửa số quân giặc bị tiêu diệt. Tiếp đó, ông cho người sang nghị hòa, mở đường thoát cho giặc: Quách Quỳ đồng ý và vội vã rút quân về. Địch lui tới đâu, quân ta tiến tới đó, thu hồi toàn bộ đất đai tạm bị chiếm.

Kháng chiến chống quân xâm lược Tống đại thắng lợi. Độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia được bảo toàn. Ý chí xâm lược của địch hoàn toàn bị đè bẹp.

Lịch sử mãi ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba Lý Thường Kiệt, người lãnh đạo quân dân Đại Việt thời Lý, phá Tống bình Chiêm thắng lợi. Với công lao hiển hách của mình, Lý Thường Kiệt từng được cả triều đình nhà Lý quý trọng. Ngay lúc ông còn sống, Lý Nhân Tông đã cho làm bài hát để tán dương công trạng. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất, một con người hiến dâng cả tâm hồn sức lực cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc ở buổi đầu thời tự chủ. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm kẻ thù khiếp phục.

Năm 1105, người anh hùng dân tộc qua đời, thọ 86 tuổi. Nhớ ơn anh hùng dân tộc vĩ đại, cả trấn Thanh và cả kinh thành Thăng Long đều lập đền thờ tưởng nhớ ông.

Theo: Vietbao
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietnamhoc.catsboard.com
anhsaodem150392
New member
New member
anhsaodem150392


Tổng số bài gửi : 2
Join date : 13/05/2011

LÝ THƯỜNG KIỆT–NGƯỜI THĂNG LONG. Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LÝ THƯỜNG KIỆT–NGƯỜI THĂNG LONG.   LÝ THƯỜNG KIỆT–NGƯỜI THĂNG LONG. EmptyFri May 13, 2011 1:35 am

em rat zui khi minh tham hia dien dan nay ?? de roi e co dc nhung thong tin rat huu ich de bo sung them kjen thuc cho mjnh de sau nay tro thanh 1 huong dan tot?? mong anh , chi up nhiu bai viet de moi nguoi kung dc tham khao
Về Đầu Trang Go down
 
LÝ THƯỜNG KIỆT–NGƯỜI THĂNG LONG.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TIỀN VIỆT NAM THỜI GIA LONG
» VỊNH HẠ LONG.
» Long Đọi Sơn – Di sản văn hoá tiêu biểu thời Lý
» Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?
» Sau "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", sẽ là gì?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Việt Nam nhân kiệt-
Chuyển đến