TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Tranh Hàng Trống còn đâu một thời vàng son!

Go down 
Tác giảThông điệp
Cát Vàng
Super Moderator
Super Moderator
Cát Vàng


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 08/06/2009
Age : 35

Tranh Hàng Trống còn đâu một thời vàng son! Empty
Bài gửiTiêu đề: Tranh Hàng Trống còn đâu một thời vàng son!   Tranh Hàng Trống còn đâu một thời vàng son! EmptyTue Jan 26, 2010 9:58 pm

Tranh Hàng Trống( thuộc phố Hàng Trống- Hà Nội) là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo, giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá thường ngày, mang đậm nét thanh lịch của người Tràng An... Đó là dấu ấn còn đọng lại trong tâm trí của mỗi người yêu tranh Hàng Trống một thời!
Tranh Hàng Trống còn đâu một thời vàng son! 75015698-37323_trangHangTrong
Dòng tranh dân gian duy nhất ra đời tại Hà Nội
Theo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Vũ Ngọc Khánh, tranh Hàng Trống có từ cách đây khoảng 400 năm, là một trong những dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam với hai dòng tranh chính là tranh thờ và tranh tết. Được làm ở phố Hàng Trống, HÀng Nón và đặc biệt hưng thịnh vào cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Nó là sản phẩm của tài nghệ, của lòng yêu nghệ thuật, sự thành tín của nhưngc con người đất Kinh Kỳ- những người đã tạo nên một dòng tranh dân gian đậm nét Hà Nội.
Cũng như tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống là kỹ nghệ là nghệ thuật cha truyền con nối. Nếu như các công đoạn của tranh Đông Hồ hầu hết phải qua 3 khâu: vẽ mầu, khắc ván và in tranh thì tranh Hàng Trống ngaòi 3 bứơc nêu trên còn có them công đoạn tô màu bằng tay còn gọi là “vờn màu”. Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại. Tranh dung các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có them lục, đỏ, cam, vàng… Tỷ lệ đựoc tao không hề đúng với công thức chuẩn và chỉ sao cho thật thuận mắt và ưa nhìn. Màu đen của tranh được làm từ tro rơm nếp hay tro của lá tre đựơc đốt và ủ kỹ, màu vàng từ hoa hoè, màu chàm của các loại nguyên liệu từ núi rừng, màu son của sỏi đồi tán nhuyễn. Những màu sắc đó được pha với dung dịch hồ nếp cổ truyền tạo cho tranh một vẻ óng ả và trong trẻo nà các loại màu hiện đại không thể có được. Chỉ với chiếc bút long trên tay, một lần lấy mực là nghệ nhân có thể diễn tả màu sắc thành đậm nhạt, sang tối, hình khối của mây, nước, người, vật trong tranh nổi lên một cách nghệ thuật lưu loát.
Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Ngũ hổ; Độc hổ, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bẩy… Ngoài ra cũng có các bức tranh chơi như các bộ Tứ Bình như: Tố nữ, Tứ dân,Tứ quý hoặc Nhị Bình thì vẽ những đề tài như”Lý ngư vọng nguyệt” ( Cá chép trông trăng) hoặc “Chim công múa” có tính cách cầu phúc, thái bình. Những bức về đề tài dân dã như cảnh “ Chợ quê” hay “ Canh nông chi đồ” cũng thuộc thể loại tranh Hàng Trống.
Tranh Hàng Trống còn đâu một thời vàng son! TranhHangTrong

Vào thưòi kỳ Hưng thịnh nhất, khu phố Hàng Trống, Hàng Nón quanh năm nhộn nhịp, người ra vào tấp nập đi tìm bức tranh yêu thích về thờ phụng hoặc treo trong nhà. Kể từ tháng7, 8 âm lịch những gia đình làm tranh ở đây không ai bảo ai đều nhộn nhịp chuẩ bị tranh bán ngày Tết. Ghi trong tiềm thức của những người con nơi ngõ phố là luôn luôn ngập trong giấy dó, bản khắc, màu vẽ. Cái mùi ngai ngái nồng nông rất đặc trưng ấy của khu phố Hàng Trống làm người ta lưu luyến.
Thời đó, cùng với "thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ", tranh Hàng Trống là thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của bất kỳ gia đình Hà Nội nào, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Cứ đến dịp cuối năm, những nghệ nhân tranh Hàng Trống lại bày tranh dọc vỉa hè phố cổ để bán cho người đi chợ tết. Những chiếu tranh rực rỡ sắc màu lúc nào cũng đông đúc người qua lại trầm trồ, thán phục.
Nhiều người Hà Nội thể hiện sự giàu có và sành chơi của mình bằng cách đặt những bức tranh dát vàng, dát bạc để bàn thờ tổ tiên them sang trọng. Nhiều tác phẩm nổi tiếng đến bây giờ vấn được yêu thích như “ Lý ngư vọng nguyêt”, “ Ông Hoàng cưỡi hổ”, Mẫu Thoải”, “Tố nữ”.
Thế nhưng những hình ảnh về một Hàng Trống phồn thịnh với nghề làm tranh dân gian giờ chỉ còn là hoài niêm trong ký ức nhiều người. Thậm chí nhiều người dân sống ngay trong lòng phố cổ cũng không hề biết rằng Hà Nội 36 phố phường từng có một dòng tranh dân gian nổi tiếng như thế!

NGHỆ NHÂN CUỐI CÙNG CỦA DÒNG TRANH HÀNG TRỐNG
Sau những năm 1975, cuộc sống bao cấp khó khăn đã khiến sức sống của dòng tranh Hàng Trống mỗi ngày thêm lụi tàn. Sở thích chơi tranh của người Hà Nội cũng thay đổi, hướng về những loại tranh hiện đại, khiến thu nhập của những nghệ nhân tranh Hàng Trống vô cùng ít ỏi, bấp bênh.
Sau nhiều thế hệ cha truyền, con nối, nhiều nghệ nhân đã buộc phải bỏ nghề để kiếm cái ăn mưu sinh. Những dụng cụ làm tranh như ván, bản in, vốn từng được coi là đồ gia bảo trở nên vô tác dụng, bị đem bán tống bán tháo, thậm chí là bị vứt bỏ không thương tiếc. Rất nhiều bản khắc quý báu cũng vì thế mà biến mất vĩnh viễn.
Tranh Hàng Trống sau gần 400 năm phát triển hưng thịnh, giờ chỉ còn là ký ức, số nghệ nhân tâm huyết với nghề cũng mỗi ngày một ít dần đi. Nhiều người dân sống ở phố Hàng Trống thậm chí cũng không biết rằng nơi đây đã từng có một dòng tranh dân gian nổi tiếng.
Đến bây giờ, tranh Hàng Trống chỉ còn xuất hiện trong các viện bảo tàng. Người biết làm tranh cũng chỉ còn lại nghệ nhân Lê Đình Nghiên nay đã ngoài 60 tuổi. Sau khi nghỉ hưu, ngày ngày ông vẫn miệt mài lên phòng khôi phục và bảo tồn tranh Hàng Trống tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cố công tìm lại sức sống cho dòng tranh này. Gia đình ông là gia đình duy nhất ở Hàng Trống còn giữ lại được những bản khắc, những bức vẽ có từ hàng trăm năm trước. Những di sản quý báu đó đều được ông mang đến bảo quản ở Bảo tàng Mỹ thuật
Trước đây, có một người bán tranh trên phố Hàng Trống là Bùi Hưng Hoàng vẫn treo tranh của Lê Đình Nghiên để giới thiệu với du khách gần xa. Đó cũng là cửa hàng duy nhất giới thiệu và bán tranh Hàng Trống. Nhưng sau khi ông Bùi Hưng Hoàng mất, những người còn tha thiết với tranh Hàng Trống chỉ có thể tìm mua tranh ở ngôi nhà nhỏ của nghệ nhân Lê Đình Nghiên.
Sau 50 năm bảo vệ dòng tranh Hàng Trống, Lê Đình Nghiên đã giúp dòng tranh này sống qua thế kỷ XXI. Năm 2005, tranh Hàng Trống vinh dự được cùng với làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam tham gia trưng bày ở Mỹ. Những Festival về các làng nghề truyền thống trong nước cũng không thể thiếu vắng sự góp mặt của tranh Hàng Trống. Nhưng điều đó không làm Lê Đình Nghiên bớt lo lắng. Bởi tương lai của tranh Hàng Trống vẫn không vì thế mà bớt phần ảm đạm.
Để tránh cho dòng tranh Hàng Trống bị thất truyền sau khi mình qua đời, nghệ nhân Lê Đình Nghiên đang cố gắng truyền thụ mọi bí quyết gia truyền cho người con trai út Lê Hoàn. Nhưng theo ông, để có thể trở thành một nghệ nhân tranh Hàng Trống thực thụ, ngoài năng khiếu vốn có, còn phải có sự kiên nhẫn, tỉ mẩn và niềm say mê với nghề nghiệp. Đó là những cái mà thế hệ như con trai ông thường chưa có. Nếu như tâm huyết của ông không được người con trai út kế tục, thì nguy cơ dòng tranh Hàng Trống hoàn toàn thất truyền như dòng tranh Kim Hoàng cũng sẽ trở thành sự thật trong một tương lai không xa.
Trong khi chúng ta đang kêu gọi bảo tồn những bản sắc văn hoá những giá trị truyền thống thì chúng ta lại lãng quên một dòng tranh dân gian ngay giữa lòng thủ đô. Hy vọng một ngay không xa chúng ta sẽ gặp lại những bức tranh quen mà lạ ấy trên những đường phố Hà Nội.
Tổng hợp Internet
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/catvang2188/
 
Tranh Hàng Trống còn đâu một thời vàng son!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Làng tranh Đông Hồ.
» Lịch sử tranh Đông Hồ
» Khai bút tân xuân, tranh Tết.
» Video: Chiến Tranh Việt Nam-Thế Hệ Đi Sau Nên Biết.
» Tranh dân gian Việt Nam - Kho tàng quý giá của văn hoá dân tộc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến