TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Lịch sử tranh Đông Hồ

Go down 
Tác giảThông điệp
dolla
New member
New member
dolla


Tổng số bài gửi : 1
Join date : 29/01/2010
Age : 33
Đến từ : K35G_Việt Nam Học

Lịch sử tranh Đông Hồ Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử tranh Đông Hồ   Lịch sử tranh Đông Hồ EmptySat Apr 24, 2010 6:33 pm

Lịch sử hơn 400 năm của Tranh Đông Hồ

Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh. Về cơ bản có hai loại tranh chính là tranh Tết và tranh thờ. Sở dĩ tranh dân gian Việt Nam xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai loại chính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.
Vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cả một làng chuyên làm khắc ván, làm tranh. Đến cuối đời nhà Trần nhiều nơi đã in được tiền giấy (là một cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời nhà Hồ tiền giấy đã được phát triển mạnh.
Tời thời kỳ Lê sơ việc in khắc tranh đã được tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của Trung Quốc và sau khi vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp. Cùng với đó là sự phân hoá của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét.
Đến đời nhà Mạc (thế kỷ 16) một thay đổi đặc biệt đã xảy ra, tranh dân gian không còn là sản phẩm riêng của những người nông dân nghèo khó nữa, mà đã được cả tầng lớp quý tộc ở kinh thành Thăng Long ưa thích, thường sử dụng vào dịp Tết Nguyên Đán.
Sang thế kỷ 18 - 19, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh đã lan truyền rộng rãi hầu khắp cả nước. Cùng với đó là sự phân hóa, những dòng tranh mới xuất hiện, được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất, đã có những phong cách riêng của mình. Nét riêng của mỗi dòng tranh được thể hiện ngay từ quy trình làm tranh cũng như trong mỗi đường nét của tranh. Đó là sự khác biệt giữa kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng...
Tranh Đông Hồ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước không chỉ bởi chất liệu đặc biệt, phương pháp in độc đáo mà còn bởi nội dung phong phú. Chất liệu tranh Đông Hồ bắt nguồn từ các sản phẩm của thiên nhiên, gắn bó gần gũi với đời sống người Việt Nam như vỏ cây dó dùng để làm giấy, lá tre, viên sỏi, hoa hiên, bột nếp dùng làm màu, gỗ thị làm bản khắc…
Nhìn vào một bức tranh dân gian Đông Hồ, người xem không khỏi trầm trồ, thú vị trước những màu sắc phong phú, tươi tắn; những hình khối, đường nét tuy đơn giản nhưng sống động, thực mà hư, hư mà thực, gần gũi với đời sống của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi bức tranh có từ bẩy đến tám màu nhưng mỗi màu phải in theo một trình tự nhất định: đầu tiên là màu đỏ, rồi xanh, tiếp đến là trắng, hồng hoặc vàng và cuối cùng là màu đen ( bản nét ). Mỗi một màu của bức tranh lại đi kèm với một bản khắc bằng gỗ thị. Với những màu sắc tươi sáng, các nhân vật sống động, tranh dân gian Đông Hồ chuyển tải nhiều nội dung sâu sắc về tín ngưỡng, đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Mảng đề tài tranh đời sống, sinh hoạt có rất nhiều bức tranh nổi tiếng như Hứng dừa, Đánh đu, Mục đồng thổi sáo hay Hiếu học...


Tuy nhiên, tranh Đông Hồ còn có một mảng đề tài khá đặc sắc mà ít người chú ý là mảng tranh có ý nghĩa tín ngưỡng là tranh thờ. Bộ tranh hoàn chỉnh bày trên bàn thờ gia tiên gồm 8 bức, trong đó có bộ tranh chủ (5 bức) và 3 chữ đại tự (3 bức). Bộ tranh chủ là đôi câu đối Tứ thời xuân tại thủ - Ngũ phúc thọ vi tiên (Trong nhà bốn mùa là mùa xuân — Nhà có năm thế hệ cùng chung sống là có phúc). Ba chữ đại tự có thể là 3 chữ Thọ hoặc Phúc — Mãn - Đường, Tích - Thiện - Đường hoặc Đức — Lưu — Quang. Đặc biệt, các chữ này đều được vè theo kiểu long — lân— quy - phượng, bốn con vật cao qúy trong tín ngưỡng của người Việt.

Ngày xưa, mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ có thói quen mua tranh Đông Hồ về treo. Trong số những bức tranh ấy, không thể thiếu được là hai bức Vinh hoa — Phú quý vẽ hai em bé trai và gái hôm hai con gà vịt. Ý nghĩa của hai bức tranh tưởng chừng đơn giản này thực ra rất độc đáo: mong năm mới gia đình được bình yên, làm ăn khấm khá hơn, có con cái thì phải có đủ cả trai lẫn gái, hay “có nếp có tẻ” như cách nói của các cụ xưa.
Vào thế kỷ XVI tranh Đông Hồ xuất hiện nhưng không ai thống kê hết được có bao nhiêu mẫu tranh mà chỉ biết gồm có 5 loại là: Tranh thờ, Tranh lịch sử, Tranh chúc tụng, Tranh sinh hoạt và Truyện tranh. Từ cuối thế kỷ XIX đến 1944 là thời kì cực thịnh của làng tranh. Lúc ấy, trong làng có 17 dòng họ thì tất thảy đều làm tranh. Đến hẹn lại lên, cứ khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm là cả làng đã tất bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy: từ sân nhà, sân đình, ven các ngõ xóm, đường làng, dọc theo triền đê cho đến các nóc nhà, nóc bếp….Không khí trong làng rộn rạo từ sáng đến tối suốt mấy tháng liền như thế. Đó là thời kỳ hạnh phúc nhất của người dân làng tranh.
Trong những năm kháng chiến chống pháp, khi cả nước điêu linh, Đông Hồ cũng rơi vào cảnh đạn bom lay lắt, làng tranh bị giặc đốt phá tan hoang, người dân trong làng lo chạy loạn khắp nơi, các bản khắc tranh cũng bị thiêu cháy rụi. Nghề tranh từ đó cũng bị gián đoạn.
Người ta những tưởng dòng tranh quý này của dân tộc sẽ dần bị mai một theo thời gian.Nhưng không hoàn toàn như vậy. Theo nghệ nhân làm tranh Nguyễn Đăng Chế, đời thứ 20 của dòng họ Nguyễn Đăng còn bảo tồn được dòng tranh quý này cho biết, ông đã phải tìm tòi và khôi phục dòng tranh dân gian Đông Hồ từ năm 1991 sau một thời gian bị quên lãng.Tại đây trưng bày 180 sản phẩm khác nhau bắt nguồn từ tranh Đông Hồ. Số sản phẩm làm ra hàng năm là cả triệu sản phẩm thu hút hàng nghìn lượng khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan.” - ông Chế hồ hởi cho biết.
Hi vọng vào tương lai không xa dòng tranh Dân Gian Đông Hồ sẽ tìm lại vị thế của mình. Và chỗ đứng của mình trên nến Văn Hóa Việt Nam.
Hỡi anh đi đường cai quan
Dừng chân ngắm cảnh ma tan nỗi xầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều
.
Về Đầu Trang Go down
 
Lịch sử tranh Đông Hồ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Làng tranh Đông Hồ.
» Tranh Hàng Trống còn đâu một thời vàng son!
» Khai bút tân xuân, tranh Tết.
» Video: Chiến Tranh Việt Nam-Thế Hệ Đi Sau Nên Biết.
» Tranh dân gian Việt Nam - Kho tàng quý giá của văn hoá dân tộc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Các nghiên cứu Việt Nam học-
Chuyển đến