Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của trời đất, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa: Xuân – hạ - thu - đông và quan niệm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam… Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, cội nguồn, giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình làng nghĩa xóm.
Tết do “tiết” mà ra, vì vậy căn cứ theo thời tiết đổi thay có nhiều cái tết trong năm như là: Tết Nguyên Đán, Tết Thanh Minh, Tết đoan ngọ… quan trọng hơn là Tết Nguyên Đán cho nên còn gọi là Tết cả thường kéo dài 3 ngày.
Nguyên Đán là buổi sáng đầu tiên của năm Âm lịch. Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sáng sớm. ở Việt Nam trước đây khoảng nửa thế kỷ, người ta phát âm chữ “ngươn”. Nguyên Đán còn được hiểu là ngày đầu năm, nhưng lần hồi được hiểu rộng ra là những ngày đầu năm, bao gồm cả ngày mùng 1,2,3 là 3 ngày Tết chính thức.
Tết bắt đầu tính từ đêm giao thừa. Lẽ trời đất có thuỷ khởi thì phải có tận cùng. Dòng thời gian với đơn vị được tính 12 tháng, đã bắt đầu phải có kết thúc để chuyển sang một chu kỳ thời gian khác. Sự chuyển đổi ở “cái mốc thời gian” ấy là giao thừa tức có nghĩa là chuyển giao cho thừa kế. Một năm bắt đầu từ lúc giao thừa và cũng kết thúc vào lúc giao thừa lần kế tiếp sau 365 ngày. Nhà làm từ điển Hán – Việt Đào Duy Anh đã định nghĩa giao thừa một cách ngắn gọn là: “Cũ giao lại, mới lấy tiền” chính vì ý nghĩa này nên hàng năm vào lúc giao tiếp chuyển đổi của 2 năm cũ và mới này, có lẽ trừ tịch nói dễ hơn là lễ bàn giao công việc của hai vị chức quyền, nếu căn cứ theo quan niệm tín ngưỡng về thập nhị Đại Vương hành khiển mỗi năm có một vị hành trông coi chuyện trần thế với sự phụ giúp của một phán quan.
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết cảCùng với quá trình đi lên của lịch sử của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ. Dân tộc ta tạo dựng nên một nền văn hoá mang bản sắc riêng kết thành tình cảm cộng đồng đã và đang trên đà phát triển không ngừng. Các bản sắc văn hoá đó là tài năng, là trí tuệ, là đời sống hình thành văn hoá dân tộc mà trong đó văn hoá truyền thống và phong tục tín ngưỡng dân gian là nguồn gốc sâu xa.
Thật vậy, trong lễ hội cổ truyền của dân tộc Việt mỗi ngày hội có đặc trưng riêng mang tư tưởng đạo đức, phong tục tập quán của mỗi miền. Nhưng có lẽ Tết Nguyên Đán, tết cổ truyền dân tộc là lễ hội truyền thống lớn nhất bởi tết là sự mở đầu cho một năm mới và là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, để trở về với đời sống tâm linh với tổ tiên dòng họ. Nói đến tết cổ truyền cửa người việc trước tiên phải kể đến Tết Nguyên Đán, bởi trong rất nhiều ngày tết khá như tết ăn cơm mới, tết ông táo, tết thanh minh… thì Tết Nguyên Đán là mở đầu cho một năm mới mà người ta quen gọi là Tết cả.
Tết là sự mở đầu cho vòng quay mới, của vũ trụ bởi ngày xưa ông cha ta chủ yếu sống bằng nghề nông nên gắn bó mật thiết với mùa màng, đất đai. Vậy chỉ đến Tết tất cả mọi người mới có dịp toàn tụ gặp gỡ chúc tụng nhau. Với người nông dân, đó sẽ là một năm mưa thuận gió hoà, một năm mùa màng bội thu….
Với dịp tết ai ai cũng thể hiện tinh thần nhân ái bao dung, lòng yêu thương với gia đình, làng xóm, con cháu đối với ông bà, với tổ tiên dòng họ. Trong ngày tết ta cũng bắt gặp những lời chúc tụng biểu hiện niềm tin hy vọng tư tưởng mọi điều tốt lành sẽ đến. Bởi tết là sự giao hoà luân chuyển giữa hai mùa, giữa khoảnh khắc năm mới và năm cũ giữa gặp gỡ và chia ly
Tết cả là tết truyền thống của dân tộc, là lễ hội toàn dân mở đầu cho hệ thống lễ hội trên mọi miền dn trong ngày tết con người sống nhân ái, hoà cùng với những trò chơi dân gian truyền thống để giải toả và qua đi những nhọc nhằn của cuộc sống ngày hôm qua, mong muốn hạnh phúc trong năm mới. Ngày 30 là ngày cuối cùng trong năm, chỉ còn hôm nay một việc dù to hay nhỏ đến mấy cũng cố làm cho xong chấm dứt mọi công việc để chuẩn bị đón giao thừa, đón phút thiêng liêng đón một năm mới và đưa tiễn một năm cũ. Giao thừa với tiếng pháo nổ vang là điểm hội tụ giao thoa thời gian khác không gian, pháo nổ cùng tục đốt pháo biểu hiện sự thay đổi sự xua đuổi tà ma, điều xấu và sau phút giao thừa người ta đổ ra đường đi hái lộc đầu xuân. Sáng mồng một tết mở đầu cho một năm mới giây phút ngỡ ngàng và thiêng liêng ai cũng muốn làm cái gì đó để ngày đầu năm mới đầy may mắn hạnh phúc. Nhà nhà bày mâm cỗ (mặn, ngọt) để lên bàn thờ cúng tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu. Sau 3 ngày mùng 1,2,3 tết đã hết nhà nhà làm lễ cúng hoá vàng tiễn đưa ông bà tổ tiên với lòng thành kính sâu sắc mong một năm mới tốt lành, hạnh phúc.