TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên

Go down 
Tác giảThông điệp
Trai Làng Việt Nam
Member 5
Member 5
Trai Làng Việt Nam


Tổng số bài gửi : 93
Join date : 16/08/2011
Age : 32
Đến từ : Trai Làng Việt Nam

Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên Empty
Bài gửiTiêu đề: Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên   Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên EmptyMon Dec 19, 2011 5:48 pm

Nếu ai đó lần đầu tiên nhìn thấy ngôi nhà mồ bằng gỗ đã bạc màu thời gian với những hình thù được điêu khắc, chạm trổ tinh vi trên mảnh đất Đông Giang này sẽ không khỏi ngạc nhiên trầm trồ thán phục. Cứ nghĩ người tạo nên tuyệt tác ấy phải là một vị cao niên, nhưng thật bất ngờ khi chủ nhân của ngôi nhà mồ ấy lại là một chàng trai Cơtu còn khá trẻ.

Anh tên Bríu Ngà, là trưởng thôn BơLiêng, sinh năm 1962, có thân hình vạm vỡ, da ngăm đen, tóc xoăn, sở hữu bộ râu rất hoang dã, đã có vợ và hai con. Anh bắt đầu câu chuyện bằng một lời kể: “Để trẻ em làng mình có chỗ học hành khang trang hơn, rộng rãi, sạch đẹp hơn, mình đã tự nguyện hiến đất xây trường”. Rồi anh “khoe” ngay với chúng tôi tờ giấy khen của xã ATing vì việc làm ý nghĩa ấy. Anh còn bảo đã bàn với vợ sẽ tiếp tục hiến khu đất cao ráo bên nhà để làm một nhà Gươl bề thế cho thôn (Nhà Gươl là nhà truyền thống cộng đồng của người Cơtu).
Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên Nhamo4_ad352
Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên Nhamo5_ba942
Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên Nhamo6_7579e
Những hình nhân, tác phẩm chạm trổ, điêu khắc quanh nhà mồ

Trở lại với câu chuyện làm nhà mồ, lắng nghe anh kể đã thấy lắm công phu. Ngôi nhà mồ này anh làm để báo hiếu bố vợ của mình, già Đinh Văn Đen. Để làm nên tuyệt tác ấy, một mình anh đã hì hục với cái rìu, cái rựa, con dao… ngót nghét 2 năm trời. Nhà mồ làm xong, 5 năm sau thì bố vợ anh qua đời. “Đám ma ông cụ to lắm, kéo dài đến cả tuần, làm thịt trâu, bò, heo, gà… tổng chi phí hơn 60 chục triệu đồng”.

Cũng từ đó anh thành nổi tiếng - người con rể hiếu thảo và một nghệ nhân chế tác nhà mồ.

Năm 2006, Bríu Ngà nhận được bằng khen của Viện Bảo tàng dân tộc học Việt Nam vì đã có thành tích tham gia trình diễn các hoạt động bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Tác phẩm nhà mồ Cơtu (Ping Blâng) do anh chủ công tạo dựng nửa năm trời và đã hoàn thành tháng 11/2005, hiện đang được trưng bày tại Hà Nội.
Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên Nhamo3_ffaae
Nghệ nhân Bríu Ngà với bằng khen của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Độc đáo điêu khắc trên Ping

Ngôi nhà mồ bằng gỗ trai, gỗ trẹ của già Đinh Văn Đen do bàn tay vàng của Bríu Ngà điêu khắc nằm trên triền đồi ven đường là tác phẩm độc đáo trong kết cấu, là sự tinh xảo trong từng đường nét chạm khắc.

Nhà mồ cao chừng 2,5m, rộng 3,5m, dài 4m; gồm 6 cột, 2 giữa cao để đỡ nóc, 4 cột còn lại đỡ 2 mái trước và sau. Trên nóc là cây gỗ dài nguyên khối, chính giữa là hình chạm lộng, thoạt nhìn giống như một bông sen nở nhưng nhìn kỹ là 3 cặp đầu chim T.ring quay đầu về hai hướng (chim T.ring là hoạ tiết quen thuộc trong điêu khắc của người Cơtu). Kế đến là đôi rồng uốn lượn, ngoài cùng là 2 tượng đầu trâu vươn ra 2 bên nóc nhà mồ.
Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên Nhamo7_838de

Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên Nhamo_dbb58
Một tác phẩm nghệ thuật thực thụ

Gìn giữ cho muôn đời sau

Nhà mồ (Ping) là một phần đặc sắc trong di sản văn hoá mang tín ngưỡng dân gian gắn với tập tục tang ma của người Cơtu. Ping còn là một tác phẩm điêu khắc tạo hình độc đáo kết hợp với nghệ thuật trang trí mang dấu ấn rất riêng của dân tộc vùng cao Quảng Nam. Nhưng dẫu độc đáo và tinh xảo đến đâu thì cuối cùng cũng bị hư hỏng trước sự khắc nghiệt của thời gian. Vì vậy việc gìn giữ, tôn tạo nhà mồ ngay chính trên mảnh đất mà người dân Cơtu sinh sống để tuyên truyền nhắc nhở con cháu Cơtu về truyền thống, về nét đẹp trong văn hoá của dân tộc mình là việc làm cần thiết và cấp bách.
Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên Nhamo1_f1517
Một ngôi nhà mồ truyền thống của người Cơtu - một ngôi nhà mồ được coi là cổ nhất của người Cơtu.

Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên Nhamo2_392c6
thu hút cả du khách nước ngoài.

Ông Ploong Chiến - Chủ tịch xã ATing (Đông Giang - Quảng Nam) - cho biết: “Nhà mồ truyền thống của người Cơtu làm bằng gỗ như vậy hiện nay không còn nhiều và những nghệ nhân biết chế tác cũng rất hiếm. Việc gìn giữ cũng như việc đào tạo những nghệ nhân kế cận là vô cùng cần thiết nhằm giữ gìn nét đặc sắc trong văn hoá Cơtu. Tuy nhiên cái khó vẫn là sự ý thức văn hoá của người dân bởi nhà mồ hiện nay của người Cơtu đã theo trào lưu hiện đại…”.

Sưu tầm: http://dantri.com.vn/c728/s728-515577/tham-ngoi-nha-mo-doc-nhat-vo-nhi.htm
Về Đầu Trang Go down
 
Giữ Gìn Bản Sắc Tượng Nhà Mồ Tây Nguyên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  Vài nét khái quát về Tết Nguyên Đán
» Mạc Đĩnh Chi Lưỡng quốc Trạng nguyên
» Tượng nhà mồ Tây Nguyên- nét kiến trúc độc đáo
» Nguyên Phi Ỷ Lan (Lê Thị Yến)
» Quốc Sử Quán nhà Nguyễn và việc chép sử

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến