TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Trung Quốc là quốc gia nghiên cứu Việt Nam học nhiều nhất

Go down 
Tác giảThông điệp
Trai Làng Việt Nam
Member 5
Member 5
Trai Làng Việt Nam


Tổng số bài gửi : 93
Join date : 16/08/2011
Age : 33
Đến từ : Trai Làng Việt Nam

Trung Quốc là quốc gia nghiên cứu Việt Nam học nhiều nhất Empty
Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc là quốc gia nghiên cứu Việt Nam học nhiều nhất   Trung Quốc là quốc gia nghiên cứu Việt Nam học nhiều nhất EmptyTue Sep 11, 2012 5:05 pm

Có 36 học giả Trung Quốc tham dự hội thảo Quốc tế Việt Nam học diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 tới, đây là con số lớn nhất so với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Và một trong những vấn đề họ quan tâm là Trường Sa và Hoàng Sa!

Từ ngày 26/11/2012 đến 28/11/2012, hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình với sự tham gia của đông đảo các nhà Việt Nam học trong và ngoài nước. Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4 do Viện Khoa học Xã hội VN phối hợp cùng ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Từ thực tế của 3 lần tổ chức trước, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học đã góp phần phát triển ngành Việt Nam học ở nước ta và một số nước trên thế giới. Ví dụ, một số Hội học thuật nghiên cứu về Việt Nam được thành lập ở Hàn Quốc, Hoa Kỳ… Tại châu Âu, một mạng lưới nghiên cứu Việt Nam lấy tên là Euro- Việt đã ra đời và cứ hai năm tổ chức một cuộc hội thảo Quốc tế về Việt Nam học.
Từ sự phát triển của ngành Việt Nam học trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam được xuất bản ở nước ngoài, giúp nhân dân các nước thêm hiểu biết về Việt Nam. Không ít kết quả nghiên cứu của giới Việt Nam học trong nước và quốc tế hiện đã thực sự đi vào cuộc sống, gợi ý, hoặc góp phần trực tiếp vào việc cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ..
Trung Quốc là quốc gia nghiên cứu Việt Nam học nhiều nhất Halong1-53034
Theo PGS.TS Trần Đức Cường, khi những mối quan hệ ngoại giao, kinh tế
của Việt Nam càng mở rộng, thế giới càng quan tâm đến Việt Nam, bộ môn
Việt Nam học cũng nhờ thế càng thêm phát triển.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển các quan hệ quốc tế trên lĩnh vực khoa học xã hội thông qua các hội thảo Quốc tế Việt Nam học, hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 đã được tổ chức với chủ đề Hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam.

Ngay sau khi công bố rộng rãi thông tin về hội thảo Quốc tế Việt Nam học, BTC đã nhận được 1300 bài viết của các nhà Việt Nam học trong nước và quốc tế. Từ 1300 bài viết, BTC sẽ chọn lựa những bài viết xuất sắc nhất tham gia hội thảo Quốc tế Việt Nam học diễn ra vào tháng 11 tới tại Hà Nội.

Nội dung hội thảo sẽ được tập trung vào 15 tiểu ban chuyên môn về: Lịch sử Việt Nam, Văn hóa và giao lưu văn hóa trong hội nhập và phát triển bền vững, Kinh tế Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững, Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong hội nhập và phát triển bền vững, Dân tộc và tôn giáo trong hội nhập và phát triển bền vững…

PGS.TS. Trần Đức Cường phụ trách tiểu ban Phát triển Xã hội và quản lý phát triển xã hội trong hộp nhập và phát triển bền vững cho biết hiện BTC đã phân các bản báo cáo, các bài viết của các nhà Việt Nam học khắp thế giới ra các tiểu ban, trong đó Trung Quốc có 36 học giả tham gia, Nhật Bản có 19 học giả, Hàn Quốc có 10 học giả, Thái Lan có 10 học giả, Nga có 11 học giả, Mỹ có 12 học giả, Pháp có 7 học giả… Trong đó, số học giả Trung Quốc nghiên cứu về Việt Nam là nhiều nhất.

Với chủ đề của cuộc hội thảo là “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững”, vấn đề của các bài viết, các bản báo cáo tập trung chủ yếu quanh các nội dung này, tuy nhiên, với các học giả Trung Quốc, họ có quan tâm đến cả Hoàng Sa và Trường Sa.

Về vấn đề “nhạy cảm” Hoàng Sa, Trường Sa, PGS.TS Trần Đức Cường chia sẻ “Bản thân BTC cũng không ngờ các học giả Trung Quốc sang đông như vậy. Giới học giả Trung Quốc nghiên cứu khá nhiều về Việt Nam, nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa. Sau cuộc hội thảo, BTC cũng dự kiến sẽ có cuộc nói chuyện, trao đổi với các học giả Trung Quốc về những vấn đề này”.

Theo: Dantri
Về Đầu Trang Go down
 
Trung Quốc là quốc gia nghiên cứu Việt Nam học nhiều nhất
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Việt Nam học - Hướng nghiệp cho ngành học nhiều triển vọng.
» VIỆT NAM HỌC -NGÀNH KHOA HỌC CÓ NHIỀU TRIỂN VỌNG
» tìm lớp học tiếng trung
» Quang Trung - Nguyễn Huệ.
» Sơ lược về Văn minh Trung Hoa.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Thông tin - Thảo luận và Hướng nghiệp-
Chuyển đến