TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 văn học so sánh

Go down 
Tác giảThông điệp
caygao115
Member 1
Member 1
avatar


Tổng số bài gửi : 12
Join date : 21/12/2009

văn học so sánh Empty
Bài gửiTiêu đề: văn học so sánh   văn học so sánh EmptyWed Aug 24, 2011 11:42 am

SO SÁNH “SỰ TÍCH CON MUỖI” TRONG TRUYỆN CỔ
HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM

Việt Nam và Hàn Quốc đều tiếp giáp với Trung Quốc, cho nên từ xa xưa đã chịu nhiều ảnh hưởng nền Hán học của nước này. Bởi vậy, xét trên phương diện văn hóa, tư tưởng, hai nước có nhiều điểm tương đồng. Giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc trước đây do điều kiện địa lí nên không nhiều. Nhưng theo những ghi chép lịch sử về sự qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp thì có thể thấy giao lưu văn hóa có khả năng là do truyền bá truyện cổ giữa hai nước. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi chú ý so sánh bộ phận truyện cổ hai dân tộc qua loại truyện “Sự tích con muỗi” để tìm ra những điểm gặp gỡ cũng như những nét riêng có, độc đáo của truyện cổ mỗi nền văn học nói riêng và văn hóa, tư tưởng của hai dân tộc nói chung.
Câu chuyện về hồn của con muỗi hoặc sự tích con muỗi được lưu truyền rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Dưới đây nghiên cứu so sánh truyện “Sự tích con muỗi” của Hàn Quốc và Việt Nam từ các phương diện cụ thể của thể loại truyện cổ tích.
Truyện “Sự tích con muỗi” của Hàn Quốc kể rằng: Ngày xưa có một bà góa chồng sống với con trai. Trong khi con trai vào rừng hái củi, chim Cho-me-ky định ăn vụng cơm của con trai mà mẹ để phần. Bị bà mẹ đánh đuổi, chim ấy lột da bà mẹ vắt lên hàng rào. Để báo thù cho mẹ, người con bắt một thúng rận rồi rắc đầy nhà. Chô-me-ky định ngủ thì bị rận đốt túi bụi bèn chui vào cái nồi lớn đậy nắp lại để ngủ. Cậu con trai lôn ngược cái vung nồi lại, đặt một hòn đá lớn lên trên rồi đốt lửa, Chô-me-ky bị chết bỏng. Cởu đem tro đó rắc trên sông, tro xác Chô-me-ky biến thành con muỗi rồi bay đi.
Truyện “Sự tích con muỗi” của Việt Nam thì kể rằng: Ngày xưa có anh nông dân sống với một người vợ xinh đẹp nhưng lẳng lơ. Một hôm, người vợ không may bị bệnh chết, anh nông dân thương xót vợ không đem chôn mà chở xác vợ trên thuyền đi nơi khác. Một ông tiên hiện lên nói rằng muốn dạy phép thuật cho anh nông dân nhưng anh ta chỉ thỉnh cầu làm sao cứu sống được vợ mình. Ông tiên cảm động bèn bảo anh nông dân cắt ngón tay cho chảy máu và nhỏ ba giọt máu lên mặt vợ thì vợ sẽ sống lại. Cô vợ sống lại nhưng không bỏ tính lẳng lơ, bỏ đi theo anhlais buôn giàu có. Một hôm, anh nông dân tình cờ gặp lại vợ, trách vợ bạc nghĩa và đòi lại ba giọt máu. Cô vợ cắt ngón tay để trả lại ba giọt máu liền bị chết rồi biến thành con muỗi. Bây giờ, con muỗi cứ kêu vo vo để năn nỉ chồng tha lỗi, tìm hút ba giọt máu trả cho chồng để mong sống lại thành người.
Ở trên là cốt truyện “Sự tích con muỗi” của hai dân tộc. Để hiểu hơn về cốt truyện này nói riêng và truyện cổ hai nước nói chung, chúng ta đi vào so sánh các phương diện cụ thể của truyện.
Trước hết là về nhân vật. Điểm dễ nhận thấy đó là nhân vật chính trong truyện “Sự tích con muỗi” Hàn Quốc là một quái vật hút máu người, ăn sống thịt người (Chô-me-ky) còn nhân vật chính trong truyện Việt Nam là một người vợ có tính lẳng lơ. Truyện Hàn Quốc không miêu tả các nhân vật siêu thực mà đi sâu khắc họa sự diệt trừ quái vật bằng sức mạnh và trí tuệ của con người, thể hiện rõ ý chí mạnh mẽ của con người. Ngược lại, trong truyện Việt Nam , nhân vật siêu thực xuất hiện trong dáng vẻ của một ông tiên hiện lên để cứu giúp những kẻ hiền lành, lương thiện và cũng là nhân vật thắt nút – mở nút cho câu chuyện. Những kẻ gian ác, bội bạc vì chống lại năng lực của thân tiên nên phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Như vậy, về nhân vật trong truyện “Sự tích con muỗi” của hai nước, ta không thấy điểm giống nhau mà trái lại có những điểm khác biệt: trong truyện Hàn Quốc nêu rõ trong ý thức dân gia Hàn Quốc, côn trùng hại người không thể từ con người biến thành mà là quái vật biến thành. Kết cục là con người phải trừ diệt quái vật. Trong truyện Việt Nam , nhân dân thông qua hình tượng con muối để phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa con người với con người. Mượn hình tượng nhân vật siêu thực để nêu lên quan hệ nhân quả trong cuộc đời, từ đó khuyên răn con người sống tốt đẹp hơn.
Xét về bối cảnh, truyện Hàn Quốc xây dựng bối cảnh là nơi hẻo lánh trong núi rừng gần nơi có dòng suối chảy mà quái vật thường xuất hiện. Còn truyện Việt Nam thì xây dựng bối cảnh là vùng nông thôn bên bờ sông. Bối cảnh không gian trong truyện của hai nước đều là nơi gần sông suối, cho thấy đặc điểm sinh thái môi trường có liên quan tới đời soosngs của loài muỗi. Xét bối cảnh thời đại của truyện “Sự tích con muỗi” hai nước, ở Hàn Quốc, truyện đề cập đến việc rắc tro trên sông cho biết câu chuyện này xuất hiện sau khi đã có tập tục hỏa táng. Truyện Việt Nam có tình tiết , người vợ bỏ đi theo lái buôn giàu có cho thấy câu chuyện này được lưu truyền sau khi hoạt động buôn bán đã xuất hiện. Đồng thời, còn mang ý nghĩa giáo huấn người phụ nữ phải luôn biết giữ gìn trinh tiết, phẩm giá. Như vậy truyện này đã được lưu truyền sau thời kỳ hai nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc và qui phạm đạo đức luân lí xã hội về chữ Hiếu, chữ Trinh đã được định hình.
Về kết cấu, truyện Hàn Quốc được xây dựng theo hướng tạo ra những khó khăn ngoài ý muốn, thử thách con người, tạo ra môi trường để con người thể hiện bản lĩnh, tài trí và cuối cùng chiến thắng cái ác. Truyện Việt Nam cũng tạo ra những khó khăn ngoài ý muốn để thử thách các nhân vật, tuy vậy, nó đề cập đến vai trò và khả năng vô biên của các đấng siêu thực. Như vậy, truyện cổ Hàn Quốc nhấn mạnh vai trò trung tâm của con người, vượt qua hoàn cảnh, chống lại số mệnh để làm chủ cuộc đời. Kết cấu của truyện cổ Việt Nam thể hiện niềm tin vào nhân quả, kẻ ác thì ắt sẽ phải trả giá cho những hành vi xấu xa của mình. Qua đó thể hiện mong muốn về một xã hội tốt đẹp, công bằng.
Xét nguyên nhân và cách hóa thân thì thấy, trong truyện của Hàn Quốc, nguyên nhân là việc báo thù Chô-me-ky vì đã giết hại bà mẹ. Cách hóa thân là đốt chết rồi rắc tro trên sông. Trong truyện Việt Nam , nguyên nhân là sự phản bội, vô ơn của người vợ lẳng lơ. Cách hóa thân là cắt tay để trả lại ba giọt máu rồi biến thành con muỗi.
Về hình thức thể hiện, truyện “Sự tích con muỗi” của cả hai nước có điểm chung là theo hình thức một chiều, đối lập giữa thiện và ác. Đó là nét đặc trưng phổ biến trong truyện cổ nói chung.
Truyện của cả hai nước đều có chủ đề khuyến thiện trừng ác. Tuy nhiên, truyện của Việt Nam còn có ý nghĩa phản ảnh các quan hệ xã hội, đưa ra những lời răn dạy con người phải luôn sống trung thực, không dối gian, lừa lọc.
Xem xét các câu chuyện về sự tích con muỗi, ta có thể rút ra một vài nhận xét: Dân gian Hàn Quốc cho rằng muỗi sinh ra từ nước và sợ lửa khói nên đã có câu chuyện trên và còn nêu cách diệt trừ. Dân gian Việt Nam quan sát hành vi của con muỗi mà sáng tạo ra câu chuyện trên, Qua đó ta thấy, truyện của hai nước đều có những điểm chung, liên quan đến đặc điểm sinh thái của con muỗi. Hình thức biểu đạt và nội dung tư tưởng vẫn có những điểm chung thuộc về thi pháp thể loại truyện cổ tích loài vật, song cũng có những điểm khác biệt tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc của loạt truyện cổ loài vật.
Với việc áp dụng phương pháp luận của Văn học so sánh vào tìm hiểu truyện “Sự tích con muỗi” trong văn học Việt Nam và Hàn Quốc, chúng tôi đã chỉ ra được một vài nét gặp gỡ, tương đồng cũng như những khác biệt, riêng có trong cốt truyện mỗi dân tộc. Qua đây cũng thấy việc vận dụng Văn học so sánh vào nghiên cứu văn học là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần giúp hiểu rõ hơn, sâu hơn về mỗi nền văn học, mối liên hệ giữa các nền văn học dân tộc. Từ đó phát hiện những mới mẻ về văn hóa các dân tộc.


Về Đầu Trang Go down
caygao115
Member 1
Member 1
avatar


Tổng số bài gửi : 12
Join date : 21/12/2009

văn học so sánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: văn học so sánh   văn học so sánh EmptyWed Aug 24, 2011 11:44 am

Không biết các bạn ngoài ấy có học văn học so sánh không nhưng trong này chúng tôi có học môn này. Cá nhân tôi thì cảm thấy môn này rất hữu ích khi làm văn hóa hay đi hướng dẫn viên.
Về Đầu Trang Go down
 
văn học so sánh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sức đề kháng dân tộc qua dạng hình văn hóa
» Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
» du lịch văn hóa: chùa Hương
» Văn miếu Xích Đằng_ Hưng Yên.
» Tìm về Bản sắc Văn hoá Việt Nam và Cơ sở Văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: Các nghiên cứu Việt Nam học-
Chuyển đến