TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Việt Nam học. Diễn đàn là nơi gặp gỡ của những tri thức về khoa học Việt Nam học và các lĩnh vực liên quan. Để sử dụng được hết tài nguyên của diễn đàn, vui lòng Đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản trong diễn đàn hoặc Đăng nhập nếu bạn đã đăng ký tài khoản. Chúc quý vị và các bạn có những giờ phút hữu ích cùng diễn đàn.
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC

HTTP://VIETNAMHOC.THE-TALK.NET/
 
Trang ChínhTrang Chính  ViệtNamhọcViệtNamhọc  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Lễ hội Katê - Một nét văn hoá Chăm

Go down 
Tác giảThông điệp
Tiều Phu
Người sáng lập
Người sáng lập
Tiều Phu


Tổng số bài gửi : 261
Join date : 26/04/2008
Age : 35
Đến từ : Diễn đàn Việt Nam học

Lễ hội Katê - Một nét văn hoá Chăm Empty
Bài gửiTiêu đề: Lễ hội Katê - Một nét văn hoá Chăm   Lễ hội Katê - Một nét văn hoá Chăm EmptyMon Nov 10, 2008 4:02 pm

Lễ hội Katê - Một nét văn hoá Chăm Katelg8







Lễ hội Katê được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 theo lịch Chăm.
Lễ hội Katê là biểu hiện của một nửa cấu trúc lưỡng hợp thuộc về Dương đối lập với yếu tố Âm - lễ Chabur (lễ cúng các ngư thần tháng 9). Cấu trúc lưỡng hợp là một đặc trưng phổ quát ở người Chăm được thể hiện trên nhiều bình diện sâu sắc như: ăn mặc, màu sắc, nghi lễ, hội hè cho đến loại hình biểu diễn nghệ thuật.


Theo tinh thần đó người Chăm luôn phân chia sự vật làm hai nửa: đực - cái, ngày - đêm, sáng - tối, cao - thấp (bộ lạc Cau - bộ lạc Dừa). Tất cả đều thể hiện ước vọng phồn thực trong sự liên kết lức đôi, hầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi và mùa màng tươi tốt của một cư dân nông nghiệp. Bản thân lễ hội Katê chứa đựng triết lý ấy.

Katê là lễ hội lớn của cộng đồng làng Chăm diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đến tháp (Bi Môn - Kalan) - làng (Paley) - gia đình (Nga Wôm). Lễ hội được lần lượt tổ chức theo thứ tự trước sau tạo thành một dòng chảy lễ hội Chăm phong phú, đa dạng.

Lễ hội Katê ở đền tháp: Lễ hội Katê ở Ninh Thuận diễn ra ở Ðền Pô Naga (thờ thần mẹ xứ sở) tại Hữu Ðức, tháp Pôklong Garai tại Ðô Vinh, tháp Chàm và tháp Pô Rôme tại Hậu sanh.

Lễ diễn ra ở 3 nơi cùng lúc, cùng ngày, cùng giờ. Sau khi lễ vật đã được chuẩn bị xong thì lễ Katê được tiến hành theo 4 bước: Lễ rước y phục - Lễ mở cửa tháp - Lễ mộc dục (lễ tắm tượng thần Siva và tượng vua trong tháp) - Lễ mặc y phục - Ðại lễ - Hội. Ðặc trưng của lễ hội Katê là trong mỗi bước hành lễ thì thầy cả sư (Pô Dhia) đọc kinh, ông thầy kéo đàn Kanhi hát thánh ca lần lượt mời các vị thần, bà bóng rót rượu, dâng lễ vật lên thần linh và bà con dự lễ khấn vái cầu thần linh ban cho may mắn, sức khỏe, mùa màng....

Kết thúc của cuộc lễ là điệu múa thiêng của bà bóng trong tháp thì bên ngoài bắt đầu vang lên không khí trẩy hội, những chàng trai cô gái Chăm với sắc phục truyền thống nghiêng mình múa hát những điệu dân ca, dân vũ Chăm rộn ràng theo nhịp trống Ginăng, kèn Sarainai...không khí náo nhiệt kéo dài đến mặt trời ngả về chiều thì lễ hội kết thúc.

Lễ Katê ở gia đình: sau khi lễ Katê kết thúc thì mọi thành viên trong gia đình, dòng tộc mới được tổ chức lễ cúng. Lễ Katê gia đình kéo dài 3 ngày (xưa kia được tổ chức 1 tháng). Trong dịp này ngoài lễ vật dâng cúng, từng gia đình có chuẩn bị qùa bánh để viếng đón bạn bè, làng xóm. Họ viếng thăm và chúc lẫn nhau. Lễ Katê gia đình thường do người chủ gia đình hoặc trưởng tộc làm chủ lễ tế. Mọi thành viên trong gia đình, tộc họ sum họp, ngồi quây quần bên hương hồn tổ tiên- những người đã khuất phù hộ độ trì cho con cháu.

Ðó là 3 cuộc gặp gỡ linh thiêng của người Chăm - cuộc gặp gỡ ấy vừa trang nghiêm tĩnh lặng trong lễ vừa sôi động trong ngày hội, làm cho cả cộng đồng Chăm trở thành một khối thống nhất trong một khoảng khắc tâm linh. Lễ hội Katê Chăm thực chất là lễ nghi nông nghiệp tôn thờ các vị thần nông, thần thủy lợi, thờ các anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa như vua Pôklong Garai, Pô Rôme... Ðây là mùa tương đối nông nhàn, do đó ngày hội Katê đa dạng trong sắc thái biểu hiện, trong đối tượng tờ cúng, trong không gian văn hóa và trong cách diễn xướng dân gian. Lễ hội Katê không những thu hút dân làng, du khách bởi những sinh hoạt văn hóa đặc sắc như đấu bóng, văn nghệ, thi dệt vải, đội nước...mà còn hướng người Chăm về cội nguồn dân tộc, về Tháp Chăm cổ kính.

Lễ hội Katê Chăm chính là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của một cộng đồng, là nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà người Chăm tích lũy được trên dặm đường dài lịch sử gian truân của mình.

Ngày nay lễ hội Katê được Ðảng - Nhà nước quan tâm bảo tồn, phát huy đang trở thành một hương sắc trong vườn hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
https://vietnamhoc.catsboard.com
 
Lễ hội Katê - Một nét văn hoá Chăm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những sứ giả văn hóa tin cậy của Việt Nam.
» văn học so sánh
» Văn hóa ngã tư
» Văn hóa Vùng & Phân vùng văn hóa ở Việt Nam
» Văn hoá làng xã ở Quảng Bình

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TIẾNG NÓI CỦA NGÀNH VIỆT NAM HỌC :: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI :: Bản sắc Văn hoá Việt Nam-
Chuyển đến